Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao

Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 28/06/2012

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Cam sành là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà Giang, Tuyên Quang được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Cây cam sành đến với ông Võ Minh Tuấn khá tình cờ khi một lần về thăm quê vợ ở tỉnh Tuyên Quang. Đứng giữa đồi cam bạt ngàn, thưởng thức vị thơm ngon của cam sành, ông Tuấn chợt nảy ý định chuyển cây cam sành vào vùng đất Sông Hinh. 

Được anh em bạn bè động viên, giúp đỡ, ông ở lại tỉnh Tuyên Quang vừa làm thuê vừa để học hỏi kinh nghiệm chiết ghép nhân giống. Đầu mùa mưa năm 2008, ông Tuấn quyết định chuyển 300 cây giống, chủ yếu là cam sành, cam giấy và một số ít cây bưởi về trồng tại vườn nhà. Sau 4 năm trồng, đến cuối năm 2011 đã có khoảng 300 cây cho thu hoạch. Với giá bán 20.000 đồng/kg cam, trừ hết chi phí ông Tuấn lãi gần 100 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, dù mới vụ đầu nhưng có nhiều người ở các địa phương khác đã đến mua hàng.

Theo ông Tuấn, kỹ thuật trồng cam sành không khó, hố trồng như cà phê (40cm x 40cm x 60cm). Mỗi hố bón lót từ 5 - 10 kg phân bò, 0,5 kg phân lân, thường xuyên làm cỏ, tạo bồn để tưới nước. Từ khi trồng đến nay, cây phát triển đều, khỏe mạnh. Cam giấy ra hoa tháng Giêng, thu hoạch khoảng tháng tám, tháng chín âm lịch, còn cam sành ra hoa khoảng tháng hai âm lịch, quả chín trước tết. Ở thời điểm ra hoa, ở các tỉnh vùng núi phía bắc thời tiết ẩm ướt, mưa phùn nhiều nên thích hợp cho việc ra hoa, đậu quả. Còn ở vùng đất Sông Hinh, nhất thiết phải chủ động tưới đủ nước trong vòng một tuần để kích thích cây ra hoa đều, đảm bảo đúng thời vụ thu hoạch. Đối với cam và bưởi, kỵ nhất là bị úng nước, dẫn đến thối rễ, chết cây, vì vậy nếu đất không có độ dốc cần phải đào rãnh thoát nước vào mùa mưa.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình của ông Tuấn, vừa qua đã có nhiều nông dân trong huyện đến tham quan, học hỏi và mua giống.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: “Cam sành có khả năng phát triển tốt ở vùng đất Sông Hinh, mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, Phòng NN-PTNT huyện khuyến khích các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu mô hình, truyền đạt kinh nghiệm cho nông dân nhân rộng ở những diện tích phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Phòng NN-PTNT cũng đề nghị ông Tuấn tiếp tục nhân giống cam sành với số lượng hàng nghìn cây, để cung cấp giống cho bà con nông dân trong huyện có nhu cầu. Mô hình trồng cam sành của ông Tuấn đang được nhân rộng trong toàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Cây Cà Chua Ở Ngọc Đường Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Cây Cà Chua Ở Ngọc Đường Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2.892ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 286ha, chiếm 9,9%, gồm đất trồng lúa 171ha, chiếm 60%; đất trồng ngô 40,5ha, chiếm 14,2%; đất trồng rau mầu các loại 34,45ha, chiếm 12%; diện tích cây chè, cỏ, lạc, cây ăn quả 40,05ha, chiếm 14%. Tổng dân số toàn xã 772 nhân khẩu với 3.194 hộ, gồm 13 dân tộc anh em cùng sinh sống.

19/06/2014
Khó Mua Gạo Xuất Khẩu Khó Mua Gạo Xuất Khẩu

Theo ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), giá gạo thành phẩm ở ĐBSCL đang ở mức khá cao. Ngày 8/7, gạo 5% tấm thành phẩm tại kho ở mức 8.200-8.300 đ/kg. Giá gạo 5% tấm khi cặp mạn tàu khoảng 8.400-8.500 đ/kg. Gạo thành phẩm 15% tấm ở mức 7.800 đ/kg …

11/07/2014
Xuất Khẩu Nông Sản 6 Tháng Đầu Năm Không Quá Tệ! Xuất Khẩu Nông Sản 6 Tháng Đầu Năm Không Quá Tệ!

Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.

19/06/2014
Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

11/07/2014
Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

11/07/2014