Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.
Mới đây, tại Hội thảo tìm biện pháp quản lý sâu đục trái bưởi, do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách tổ chức. Nhiều nhà vườn được giới thiệu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt như: thu gom, tiêu hủy trái bị nhiễm sâu, tiến hành vệ sinh, bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng, phun nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, bao trái, nuôi kiến vàng trong vườn… Điều kiện quyết định đến hiệu quả của biện pháp quản lý là phối hợp nhiều phương thức xử lý, áp dụng triệt để và đồng loạt trên diện rộng, xử lý thường xuyên và liên tục. Một số biện pháp khác đã được đề nghị hoặc đã có hiệu quả tại một số vườn là: sử dụng long não, bẫy đèn...
Cũng tại hội thảo, nhà vườn đã nêu một số kinh nghiệm phòng trừ sâu đục trái bưởi, cùng với cán bộ chuyên môn thảo luận, phân tích những ưu, khuyết điểm và hiệu quả của các biện pháp xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay (9/11/2013), Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1850/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó với siêu bão số 14 (HaiYan).

Ngao giá là loại ngao từ lâu đã được bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhất là vùng Vân Đồn - Cô Tô khai thác theo hình thức tự nhiên với khối lượng lớn và được đánh giá là loại ngao có chất lượng ngon, nhiều thịt, có giá trị kinh tế cao. Vừa qua, Công ty TNHH Đỗ Tờ đã đưa vào nuôi thử nghiệm và sản xuất thành công giống ngao này. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi giống ngao này cần được ngành chức năng xem xét, đánh giá hiệu quả.

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch cá lóc, cá tra, tôm càng xanh thương phẩm với niềm vui trúng mùa - trúng giá.

Những năm gần đây, ngành cá tra ngày càng khó khăn mà nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu liên kết giữa hai mắt xích quan trọng nhất là nông dân (ND) nuôi cá và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu.

Nông dân Đoàn Thanh Nhàn (ấp Thạnh Phú, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú - An Giang) nuôi thí điểm 2.800 con lươn giống trong hai bồn 12m2 theo mô hình nuôi lươn không bùn. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng trung bình hơn 50gr/con, tỉ lệ hao hụt thấp so với cách nuôi lươn truyền thống.