Trồng Cà Chua F1

Giống:
Cà chua là một trong những cây rau cho hiệu quả kinh tế cao hiện nay. Trồng và thâm canh cà chua dễ dàng đạt cánh đồng 100 triệu đồng/ha.
Bộ giống cà chua F1, có sức phát triển mạnh, kháng bệnh tốt, chịu nhiệt, mưa nhiều, thời gian bắt đầu thu hoạch khoảng 65 – 75 ngày sau khi trồng. Dạng trái hình tròn, vuông hoặc hình nhót, khi chín màu đỏ đẹp, độ đồng đều cao, thịt quả dày chắc, cứng trái, bảo quản được lâu và chịu vận chuyển. Trọng lượng trung bình từ 90g – 110g/trái, 3 –5kg quả/cây. Năng suất: 1000 – 3000kg/sào tùy từng thời vụ. Các giống gồm có cà chua Hồng Lan, cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 cà chua Đài Loan (F1 challan ger), cà chua Mỹ P/S: VL 2000, cà chua Pháp xanh...
Thời vụ:
Vụ sớm: Gieo tháng 7 – tháng 8 trồng tháng 7, 8, 9. Trồng cà chua Đài Loan, cà chua Mỹ chịu nhiệt chống bệnh héo xanh P/S: MB199.
Chính vụ: Gieo tháng 9 – tháng 10, trồng tháng 9 – tháng 10, các giống Hồng Lan, cà chua Đài Loan, Mỹ P/S: BM 1999, Mỹ P/S VL 2000.
Vụ muộn: Gieo tháng 11, tháng 12, trồng tháng 11, 12, tháng 1, giống Pháp xanh.
Gieo trồng và chăm sóc
Mật độ gieo: 2 –3g/m2 mặt luống, tuổi cây con 20 – 25 ngày, khi có 3 – 4 lá thật, cao 12 – 15cm, mỗi sào trồng 110 – 1200 cây giống. Lượng hạt giống cần trồng 1 sào: 3 – 5g. Gieo trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu ni lon (ĐK 5cm – cao 10 cm thủng 2 đáy) khoảng cách 8 – 10cm/cây, tuổi cây 30 – 35 ngày, rút ngắn thời gian sinh trưởng cho hiệu quả kinh tế cao.
Khi còn ở trong vườn ươm phun thuốc trừ sâu, kiến, hại thân, lá, bệnh lở cổ rễ, mốc sương, dùng cót che mưa nắng khoảng 3 – 5 ngày.
Làm đất
Vụ sớm lên luống cao 30 – 40cm, rộng 80 – 90cm, trồng 1 hàng, cây cách cây 40 – 50cm. Vụ chính, vụ muộn lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,2m, trồng hàng đôi, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm. Cà chua trồng hai hàng con cây song song với nhau (không trồng so le).
Lượng phân bón và cách bón phân cho cà chua:
Lượng phân cần cho 1 sào: Vôi bột: 20 – 30kg. Phân chuồng hoai mục: 700 – 1000kg hoặc 40 – 50kg vi sinh Sông Gianh, vi sinh biogô, supe lân 20 – 25kg, kali 12 – 14kg, đạm urê 9 – 10kg.
Cách bón:
– Vôi bột bón đều trước khi bừa lần cuối.
– Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc 40 – 50kg phân vi sinh) phân lân và 3kg kali. Các loại phân trộn đều rải vào rạch giữa luống rồi lấp đất kín.
– Bón thúc đợt 1: Sau trồng 10 – 15 ngày, dùng 1 – 1,5kg urê tưới loãng (chia làm 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày).
– Bón thúc đợt 2: Sau trồng 25 – 30 ngày khi cây có nụ non, dùng 1 – 1,5kg đạm + 3kg kali bón cách gốc 2cm vun vào gốc, cắm giàn.
– Thúc đợt 3: Khi quả non đang phát triển mạnh, dùng 1,5 – 2kg đạm + 2kg kali, pha loãng tưới hoặc bón.
– Thúc đợt 4: Dùng1 – 1,5kg đạm + 2kg kali tưới hoặc bón.
– Số đạm và kali còn lại chia làm 2 bón thúc sau mỗi lần thu hoạch, mỗi lần 2kg kali + 1,5 – 2kg urê.
Hiện nay có một số phân bón lá như Organim, Yogen, Atoních, phân bón lá Thiên nông, Komíc dùng phun 7 – 10 ngày 1 lần cây sẽ phát triển mạnh, trẻ lâu và cho năng suất cao hơn.
Sau khi trồng 15 ngày nhổ cỏ gốc làm giàn bằng tre, nứa cắm hình mái nhà buộc dây cho cây cà khi cây cao 30cm, cứ buộc cho cây leo dần 5 – 7 ngày/lần, kết hợp tỉa bỏ lá già cho thoáng gốc, mỗi cây chỉ để 1 thân chính và 1 cành cấp 1 ở dưới chùm hoa đầu tiên, tỉa hết các nhánh phụ còn lại. Chú ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Giống: Nên chọn các giống có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh tốt, loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài sẽ cho sản lượng cao, hiệu quả thu nhập lớn. Hiện thị trường đang có các giống dùng để ăn tươi hoặc sản xuất cà chua cô đặc tốt như: P/S, BM 199, VL 2910, VL 2922 của Mỹ; các giống TN 01, TN 05, TN 09, TN 129, TN 148... của Ấn Độ, Đài Loan. Đây là những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài, có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh và khả năng chống chịu một số sâu bệnh cao, đặc biệt là bệnh héo xanh.

Cày đất phơi ải tốt nhất 1 tháng, ít nhất 1 tuần nhằm diệt nhộng của sâu xanh, sâu vẽ bùa, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng

Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối nhũn. Ở trái bệnh thường tấn công giai đoạn trái già đến chín và tấn công từ dưới lên, chỉ tấn công những trái sát mặt đất làm trái bị thối mềm và có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi ta thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen

Bệnh thường gây hại trên lá già và ở mặt dưới lá. Sau đó bệnh lan dần lên các lá trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn, sau đó lan dần ra bất động, làm bên dưới mặt lá có màu đen, bệnh nặng làm toàn bộ lá có lớp bụi đen, lá bị vàng và rụng

Cà tím có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (vụ đông xuân) hoặc từ tháng 4 đến tháng 7 (vụ hè thu).