Châu Phi, Nông dân đổi đời nhờ phát hiện cách bảo quản cà chua độc đáo
Anh Vital Nduwimana là một nông dân chuyên trồng cà chua ở miền đông Burundi, vùng đồi Kabuyenge, cách biên giới Tanzania 5km. Tại đây, cà chua phát triển rất tốt và thời điểm thu hoạch thường là vào tháng 8, 9. Thế nhưng, giá thị trường lại rất rẻ và người nông dân không thể bán được nhiều, bởi số không có cách bảo quản cà chua tồn đọng lại.
Mỗi năm cứ vào độ cà chua chín, anh Vital Nduwimana đều cảm thấy bất lực vì bị mất hơn một nửa sản lượng cà chua, do chúng nhanh chóng ủng thối chỉ 3 – 4 ngày sau khi hái. Sau đó, anh phải mang ra chợ bán tống bán tháo để vớt vát. Đến năm 2015, anh quyết định sẽ tự mình nghiên cứu cách bảo quản cà chua.
Anh Nduwimana đã cố thử nhiều kỹ thuật khác nhau, từ ngâm trong nước, vùi trong đất sét, chôn dưới đất, bỏ thùng các tông, thậm chí lấp dưới cát. Anh cố thử bất cứ điều gì mình có thể nghĩ ra được, nhưng đều thất bại.
Vào một ngày, anh phát hiện ra mấy quả cà chua mà anh để gần nơi gốc chuối đều không bị thối hỏng. Sau đó, anh nhận ra ở gốc cây có rất nhiều tro bếp.
Anh quyết định thử bảo quản cà chua trong tro và nhận thấy rằng nó hiệu quả hơn hẳn so với những cách mà anh từng thử qua.
Anh Vital Nduwimana đang xếp cà chua vào trong tro. (Ảnh: Jean de Dieu Ininahazwe) |
Anh sử dụng tro ống khói, rồi sàng lọc qua 3-4 lần để loại bỏ các mảnh vụn, cặn dư và tạp chất. Sau đó, anh đổ tro mịn thu được vào một thùng giấy các tông, xếp cà chua vào trong thùng. Bằng cách đó, anh có thể bảo quản cà chua trong nhiều tháng trời.
Anh giải thích: "Tôi giữ cà chua trong tro khoảng 5-6 tháng, như thế tôi có thể bán cà chua vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 khi giá tăng cao, vì lúc đó cà chua hiếm nên giá cũng đắt hơn."
Ông Jean Nivyabandi – một nhà nông học – cho rằng việc sử dụng tro không có tác hại xấu đến cà chua, và chúng đủ độ an toàn. Ông nói: "Không có chuyện cà chua sẽ bị nhiễm độc khi bảo quản trong tro."
Tuy nhiên, ông Jean cũng muốn rằng Viện Khoa học Nông nghiệp Burundi cần làm thêm nhiều thí nghiệm để kiểm định lại kỹ thuật của anh Nduwimana.
Trong khi đó, những nông dân tại Cibitoke – khu vực trồng cà chua chính của Burundi – đã cảm thấy rất thích thú với phát hiện của anh Nduwimana và quyết định thử kỹ thuật này.
Judith Bizmana, một phụ nữ chuyên canh 550-600kg cà chua mỗi mùa và cũng mất gần 1/2 sản lượng do cà chua bị hỏng cũng đã áp dụng cách bảo quản cà chua của ông Nduwimana. "Hôm nay, tôi xoa tay và cứ cười mãi. Nhờ kỹ thuật của ông Nduwimana, tôi có thể giữ cà chua và đợi cho đến khi giá thị trường tăng lên, vì sẽ chỉ có một số rất ít bị hỏng," bà cho biết.
Nduwimana từ sau phát kiến của mình đã đổi đời và trở thành một doanh nhân. Với thu nhập từ việc bán cà chua, anh đã mở một nhà hàng nhỏ và trở thành nhà cung cấp cà chua thường xuyên cho các nhà hàng của thủ phủ tỉnh. Anh còn lên kế hoạch mua một chiếc xe tải để vận chuyển cà chua.
Anh Nduwimana đang ngồi trong nhà hàng nhỏ của mình. ( Ảnh: Jean de Dieu Ininahazwe) |
Tháng 7/2016, anh nông dân Vital Nduwimana còn giành giải thưởng trong cuộc thi sáng tạo do tổ chức phi chính phủ Agakura đề xướng.
Có thể bạn quan tâm
Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp, lúa, rau, đậu…Đất vụ trước không trồng họ cà (như cà chua, cà tím, ớt…). Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.
Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, Vl2000, HP5, SB3…
Viện nghiên cứu rau quả T.Ư (Bộ NN&PTNT) vừa chọn tạo và sản xuất thành công giống cà chua mới PT18 chuyên dùng cho chế biến công nghiệp. Đây là giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện canh tác tại các vùng nguyên liệu miền Bắc.