Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng bưởi Diễn làm giàu

Trồng bưởi Diễn làm giàu
Ngày đăng: 12/10/2015

Anh Nguyễn Quang Huy (trái) giới thiệu kỹ thuật chăm sóc bưởi.

Trong ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, anh Huy bộc bạch: "Tất cả thu nhập của gia đình đều từ cây bưởi Diễn mà ra".

Được biết, trước đây, trên phần đất rộng hơn 1ha, anh Huy trồng chủ yếu là vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp.

Năm 2004, được người thân gợi ý, anh đi tham quan một số vườn bưởi Diễn ở tỉnh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu, anh mạnh dạn chuyển đổi vải thiều sang trồng 100 cây bưởi.

Chịu khó nghiên cứu, học hỏi, sau ba năm, vườn bưởi Diễn sinh trưởng, phát triển tốt, lứa quả đầu tiên anh Huy thu về hơn 50 triệu đồng.

Thành công này đã khích lệ anh tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay vườn bưởi của anh có hơn 400 cây cho thu quả.

Nhờ hợp với thổ nhưỡng của địa phương và được chăm sóc đúng kỹ thuật nên từ năm thứ 5 trở đi, bưởi ra quả đều.

Xung quanh vườn, anh Huy lắp đặt hệ thống tưới nước để chủ động điều tiết độ ẩm cho cây và tiết kiệm công lao động. Hằng ngày, anh theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón phân theo chu kỳ; cắt tỉa cành con, cành thừa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm, anh làm bả bẫy ruồi vàng.

Từ tháng 10 đến tháng 12 (âm lịch) là thời điểm quả chín rộ.

Ngay từ đầu mùa thương lái các tỉnh như:

Thái Nguyên, Hưng Yên đã đến đặt mua cả vườn với giá bình quân từ 15 - 20 nghìn đồng/quả. Bưởi Diễn có thể bảo quản lâu, quả càng héo càng ngọt đậm nên được nhiều người ưa chuộng.

Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những ngày Tết tăng cao nên mấy năm gần đây bưởi luôn được giá.

Năm 2014, gia đình anh Huy thu hoạch được hơn 2 vạn quả, trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Năm nay, dù bị ảnh hưởng của mưa bão vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 nhưng dự kiến lượng bưởi thu được vẫn tương đương năm ngoái. Hiện nay, gia đình anh Huy đang tập trung chăm sóc để chuẩn bị đón mùa quả ngọt.


Có thể bạn quan tâm

Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

17/07/2015
Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015 Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

17/07/2015
Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

17/07/2015
Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

17/07/2015
Mùa chem chép Mùa chem chép

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...

17/07/2015