Rau VietGAP Phước Hòa
HTX Phước Hòa đón nhận giấy chứng nhận VietGAP
Đến năm 2006, làng chuyển sang mô hình SX rau sạch với sự ra đời của HTX Sản xuất, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa.
Từ những cánh đồng rau xanh mỡ màng, tràn đầy nhựa sống, rau sạch Phước Hòa được đưa đi khắp nơi, đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng phía Nam.
Ông Kiều Anh Dũng, Giám đốc HTX SX, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa cho biết, diện tích trồng rau của HTX ngày càng mở rộng nhờ việc luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với khoảng 36 ha, HTX đang trồng 8 loại rau gồm rau dền, rau ngót, rau muống, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, cải cúc.
Mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 700 tấn rau sạch các loại.
Từ năm 2010, huyện Cần Đước đã tạo điều kiện cho HTX đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, góp phần tăng giá trị kinh tế cho việc SX rau sạch.
Năm 2012 Sở KH-CN Long An triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình SX rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP tại 3 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa” do Trung tâm Kỹ thuật & công nghệ sinh học Tiền Giang chủ trì thực hiện.
Đến ngày 27/12/2013, HTX SX, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa, huyện Cần Đước được Cty TNHH Công nghệ NHO NHO đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Thời gian tới, để mô hình rau sạch ngày càng phát triển, HTX sẽ tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX.
Ngoài ra, các xã viên của HTX còn tham gia lớp đào tạo SX rau sạch theo quy trình VietGAP để nắm vững kỹ thuật trồng.
Để đảm bảo ổn định đầu ra, Liên hiệp các HTX Long An đã hỗ trợ HTX Phước Hòa thực hiện việc xúc tiến thương mại, liên kết với các chợ đầu mối, siêu thị ở TP.
Hồ Chí Minh làm mối tiêu thụ thường xuyên.
Cũng từ các đầu mối lớn này, rau sạch Phước Hòa tiếp tục được đưa đến tay người tiêu dùng ở nhiều tỉnh thành khác.
Thăm cánh đồng rau sạch của ông Phan Văn Dẫu, nông dân SX giỏi tỉnh Long An nhiều năm liền và cũng là Phó Giám đốc HTX SX, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa, chúng tôi được chứng kiến một quy trình chăm sóc, bón phân, tưới rau… rất bài bản.
Vừa tưới rau, ông Dẫu vừa cho biết, nhờ chuyên canh rau mà đời sống của xã viên khá lên trông thấy.
Trung bình trên 1 ha trồng rau sạch, sau khi trừ chi phí thuê lao động, phân bón, điện, nước tưới… mỗi năm gia đình ông thu được 200 – 300 triệu đồng.
Cách đó không xa, tại trụ sở của HTX, hơn chục bà con tận dụng lúc nông nhàn đang tham gia sơ chế rau sạch.
Theo ông Dẫu, việc HTX chuyển sang mô hình SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã nâng tầm, đưa thương hiệu rau xanh Phước Hòa không ngừng vươn xa.
Hiện tại, HTX Phước Hòa là đơn vị cung cấp rau, củ, quả sạch VietGAP các loại cho Trung tâm Phân phối SATRA (thuộc chi nhánh TCty Thương mại Sài Gòn) với giá trị hợp đồng 10 tỷ đồng.
Trung bình mỗi ngày HTX cung cấp cho Trung tâm Phân phối SATRA từ 1,5 – 2 tấn rau, củ, quả các loại.
Ngoài các xã viên trực tiếp tham gia SX rau sạch, HTX Phước Hòa còn giúp cho nhiều lao động nông thôn tại địa phương có thêm việc làm, tăng thu nhập vào những lúc nông nhàn thông qua việc phân loại, sơ chế, đóng gói, vận chuyển rau.
Có thể bạn quan tâm
Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.
“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần.
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của Việt Nam nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.
Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.