Trồng Bưởi Diễn Lãi Trên 100 Triệu Đồng/ha

Ngày 24/12, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội - Sở NN& PTNT đã tổ chức tham quan thực tế và đánh giá hiệu quả mô hình trồng bưởi Diễn tại thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ) và mô hình trồng cam Canh tại xã Kim An (Thanh Oai).
Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".
Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Kim An Nguyễn Hùng Cường cho biết, hiện nay, toàn xã có 50ha cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2014, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, với giá bán trung bình từ 55 – 60.000 đồng/kg, cho hiệu quả kinh tế trên 50 tỷ đồng.
Tại thị trấn Xuân Mai, năm nay, mô hình 40ha bưởi dự kiến cho thu hoạch trên 10 vạn quả. Dịp đầu năm, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên năng suất bưởi năm nay giảm hơn so với năm trước, song giá bán lại cao hơn năm trước trung bình 25.000 đồng/quả nên mô hình vẫn cho thu lãi khoảng trên 100 triệu đồng/ha".
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho rằng, việc xây dựng mô hình cây ăn quả giá trị kinh tế cao phù hợp với xu thế, thị trường và mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô.
Thực hiện Đề án, năm 2012, trung tâm đã xây dựng 31 mô hình thâm canh, ghép cải tạo cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại 21 xã với quy mô 450ha, tập trung vào 4 cây chủ lực: cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn và chuối tiêu hồng. Đến nay, TP đã và đang hình thành nhiều vùng sản xuất quy mô lớn, hiệu quả cao, xây dựng được nhiều thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20m, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1.644 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ước khai thác biển đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Nhiều năm qua, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã biết đến vị ngọt đặc trưng của trái quýt đường tại vùng đất Hậu Giang, mà điển hình là thương hiệu quýt đường Long Trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do một vài nguyên nhân khách quan và việc thay đổi tập quán canh tác nên vô tình người dân đang đánh mất dần vị ngọt vốn có của quýt đường.

Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.

Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.