Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Chát Hạt Muối Quỳnh Lưu

Vị Chát Hạt Muối Quỳnh Lưu
Ngày đăng: 29/05/2014

Thương hiệu muối Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được nhiều nơi biết đến. Thế nhưng, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn...

Khu vực Bắc Trung bộ đang phải đối mặt với hạn hán cục bộ kéo dài, mưa ít, nắng nhiều gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất rau màu.

Thế nhưng, đây lại là điều kiện thuận lợi nhất để làm muối. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiệt độ tăng cao, luôn duy trì ở mức 38-39 độ, thậm chí có ngày tăng đến 41 độ, nhờ đó mà sản lượng muối làm ra nhiều hơn, chất lượng cũng đảm bảo hơn.

Ông Trần Ngọc Bình, Phó chủ tịch xã Quỳnh Thuận cho biết: “Địa phương có tổng cộng 890 hộ sản xuất muối, thời tiết lúc này khá thuận lợi nên năng suất tương đối ổn định, sản lượng những tháng đầu mùa ước đạt 4000 tấn (gần bằng 1/3 kế hoạch của cả năm). Với giá cả hiện tại thì người nông dân đang có lãi”.

Được biết, giá muối thương lái thu mua ngay tại đồng đang dao động từ 1.700 – 1.800 đ/kg, dù thấp hơn cùng kì năm ngoái (2013 là 2.000 đ/kg) nhưng nhờ năng suất, sản lượng cao nên chấp nhận được. Có những khẩu làm được gần 1 tạ muối/ ngày, trừ mọi chi phí cũng lãi gần 200.000 đ.

Tuy nhiên, việc tìm đầu ra ổn định cho hạt muối Quỳnh Lưu hiện vẫn là điều khó nhất. Bởi có những DN vốn lâu nay gắn bó mật thiết, cam kết bao tiêu hạt muối cho diêm dân như CTy Muối Nghệ An, từ năm 2012 đã chấm dứt cam kết, chuyển sang tiêu thụ muối công nghiệp ở miền Nam. Không còn cách nào khác, diêm dân đành phải tự liên hệ tìm đối tác tiêu thụ, nên rất bấp bênh.

Bà Hồ Thị Hương (60 tuổi, trú tại xóm 8, Quỳnh Thuận) bùi ngùi cho biết: “Chẳng có cái nghề nào cực như nghề làm muối cả chú ạ! Trời nóng bức, ai cũng trốn trong nhà thì chúng tôi phải ra đồng từ giữa trưa. Nhiều hôm đang ngồi nghỉ ngơi thì trời đổ mưa, thành thử công sức ngày hôm đó trôi xuống sông xuống biển hết. Làm ra được hạt muối tốn bao nhiều mồ hôi, nước mắt nhưng lợi nhuận thì chảy hết vào túi lái buôn, diêm dân chỉ thu về bạc lẻ”.

Vợ chồng bà Hương được chia khoảng 300 m2 làm muối, riêng tiền đầu tư ban đầu đã ngốn khoảng 4 triệu đồng, mà thời gian sản xuất chính chỉ kéo dài chưa đến 5 tháng (từ tháng 2 đến tháng 6 AL), nhẩm đi tính lại thì chỉ đủ ăn qua ngày. Chẳng thế mà ông bà phải vận động 2 người con đi làm kinh tế phương xa, bởi cứ bám trụ với nghề muối thì chẳng thể nào ngước mặt lên nổi.

Năm 2014, xã An Hòa phấn đấu đạt 19.000 tấn muối sạch để cung ứng ra thị trường, với diễn biến thời tiết như thế này đó không phải là nhiệm vụ quá xa vời. Trước mắt, chính quyền địa phương đang tích cực vận động bà con làm muối sạch, giữ vững thương hiệu "Muối Quỳnh Lưu", dù diêm dân không mấy thiết tha với nghề này.


Có thể bạn quan tâm

Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

24/07/2015
Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

24/07/2015
40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP 40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

24/07/2015
Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

24/07/2015
Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

24/07/2015