Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Có Cơ Chế Quản Lý Giá Cá Ngừ Đại Dương Sau Khai Thác

Cần Có Cơ Chế Quản Lý Giá Cá Ngừ Đại Dương Sau Khai Thác
Ngày đăng: 30/05/2014

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá cá ngừ đại dương thu mua tại cảng không vượt quá 100.000 đồng/kg. Điều đáng nói, từ đầu năm đến nay sản lượng cá ngừ ngư dân đánh bắt không bằng các năm trước, thậm chí là mất mùa; doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng giá cá thu mua thì lại lên xuống thất thường.

Câu chuyện về việc cần có cơ chế quản lý giá cá ngừ đại dương sau khai thác không phải là mới nhưng vẫn luôn là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan chủ quản mà cho đến nay vẫn chưa tìm được hướng đi cụ thể để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khai thác và quyền lợi cho những ngư dân đánh bắt khơi xa đang ngày đêm bám biển.

Những tháng đầu năm nay, trong số nhiều tàu câu đèn cá ngừ đại dương về cảng Hòn Rớ - Nha Trang, không ít những tàu cá thất thu sản lượng. Thực trạng về ngư trường khan hiếm cá đang là nỗi lo đối với bà con ngư dân làm nghề khai thác cá ngừ đại dương. Với đội tàu gồm 4 chiếc, ông Kiều Minh Thuận và các bạn tàu đi đánh bắt gần một tháng trời ngoài khơi xa, nhưng chỉ có 2 chiếc về cảng đủ bù đắp phí tổn.

Sản lượng ít đã khó, chi phí đánh bắt lại tăng cao trong khi giá cá thì lúc lên lúc xuống. Hiện cá ngừ mua xô chỉ khoảng 92.000 đồng/kg, trong khi cá loại 1 cao nhất chỉ bán được với giá 97.000 đồng/kg. Bình quân mỗi chuyến biển bà con ngư dân phải bỏ ra cả trăm triệu đồng để chi phí, tuy nhiên, với giá cá như hiện nay, đa phần chủ tàu đều huề hoặc lỗ vốn.

Ông Kiều Minh Thuận – Chủ tàu KH96481TS cho biết ngư dân đi bám biển thì giá cá phải từ 100.000 đồng/kg trở lên mới yên tâm được. Nếu giá cá thấp bà con không thể nào đánh bắt, ví dụ 20 chục chiếc tàu thì có 7-8 chiếc đủ sản lượng để bù đắp phí tốn, còn lại là lỗ. Bởi vậy giá cao thì bà con mới mạnh dạn đi đánh bắt.

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, giúp ngư dân bám biển, bám ngư trường. Tuy nhiên, việc giá thành sau khai thác lên xuống thất thường như hiện nay đã trở thành rào cản đối với nghề câu cá ngừ đại dương. Điều đáng nói là thực trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay, thế nhưng các cơ quan, ban ngành liên quan vẫn chưa có cơ chế nào nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề “làm giá” đối với sản phẩm thủy sản.

Chúng ta đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho cá ngừ Việt Nam, vậy thì trước khi nghĩ đến việc nâng cao chất lượng, hình thành nên chuỗi giá trị, điều cần làm lúc này là công tác quản lý giá đối với sản phẩm thủy sản sau khai thác.

Ông Vũ Đình Đáp – Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cho biết mua bán cá như hiện giờ là theo cảm tính, định tính nhiều hơn vì mua theo xô. Ngư dân bán cá cho đầu nậu, đầu nậu bán lại cho doanh nghiệp, giá cả là tự thống nhất với nhau. Đưa ra một thang chuẩn để xác định giá cá như thế nào để mọi người căn cứ vào đó ra giá để mua thì hiện nay chưa làm được.

Việc tiêu thụ khó khăn đã khiến hiệu quả sản xuất giảm, ảnh hưởng đến đời sống của bà con ngư dân, thất thoát về giá trị và nguồn lợi; đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, giảm khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.

Do vậy, để cá ngừ đại dương thực sự trở thành sản phẩm chiến lược, Nhà nước cần quản lý chặt từ việc khai thác, thu mua cho đến chế biến xuất khẩu, đề ra các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm cá tươi để xây dựng khung giá cho từng chuyến biển, theo từng thời điểm, làm cơ sở cho việc hình thành chợ đấu giá cá ngừ tại các địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Mô Hình Nuôi Gà Công Nghiệp Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Mô Hình Nuôi Gà Công Nghiệp

Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.

26/12/2014
Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế)

Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.

27/12/2014
Mô Hình Trồng Bắp Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Đạt Hiệu Quả Mô Hình Trồng Bắp Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Đạt Hiệu Quả

Mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo là mô hình hiệu quả, giúp nhiều nông dân ổn định thu nhập. Tuy nhiên, nếu mô hình được thực hiện một cách toàn diện hơn và sản phẩm bắp non, bò thịt được liên kết bao tiêu thì đây sẽ là một mô hình phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả.

27/12/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…

27/12/2014
Chưa Cho Phép Nuôi Tằm Lai Nhện Chưa Cho Phép Nuôi Tằm Lai Nhện

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.

27/12/2014