Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sầu Riêng Khánh Sơn Trước Nguy Cơ Biến Mất

Sầu Riêng Khánh Sơn Trước Nguy Cơ Biến Mất
Ngày đăng: 29/04/2014

Năm nay, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn nhiều nguy cơ bị biến mất bởi nắng hạn, khiến cho các nhà vườn rơi vào cảnh mất mùa.

Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có tiếng khắp cả nước bởi đặc sản này đưa ra thị trường trái với mùa sầu riêng của cả nước, cùng với hương vị khác biệt. Năm nay, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến thương hiệu này. Không chỉ các vùng sản xuất lúa, các hoa màu ngắn ngày mà cả những vườn cây ăn trái lâu năm ở các tỉnh miền Trung cũng không thoát khỏi đợt nắng hạn.

Ở Khánh Sơn, có những gia đình trồng đến 700 cây sầu riêng, nhưng số trái sầu riêng có được lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những tháng qua, sầu riêng vẫn ra hoa, hoa thì nhiều nhưng đậu trái thì ít, mặc dù chủ vườn đã đầu tư không ít tiền vốn lẫn công chăm sóc.

Mất mùa sầu riêng, những nhà vườn ở miền núi Khánh Sơn không bất ngờ điều này vì đây là thực tế khó tránh khỏi bởi nắng hạn kéo dài suốt nhiều tháng qua. Khô héo, tỷ lệ đậu trái ở vườn sầu riêng giảm sút trầm trọng. Một số nhà vườn cố cứu vườn sầu riêng nhưng có được nguồn nước để tưới vườn cây lâu năm như sầu riêng là không dễ. Hơn nữa, một khi tưới nước, phải chấp nhận phát sinh chi phí. Vậy là không ít vườn sầu riêng bị bỏ mặc trong khô hạn.

Cứ sau mỗi ngày, 20 sông suối lớn nhỏ ở huyện miền núi Khánh Sơn càng trở nên khô kiệt. Thời tiết là vậy, trong khi ở Khánh Sơn lại không có hồ để tích trữ nước. Sau khi nhiều diện tích cây ngắn ngày phải bỏ hoang, giờ đây, nông dân lại lo lắng khi nắng hạn tiếp tục ảnh hưởng đến diện tích cây lâu năm.

Những vườn sầu riêng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình ở miền núi Khánh Sơn. Sầu riêng Khánh Sơn đã có tiếng trên thị trường bởi đây là sầu riêng trái mùa, chất lượng ngon, rất được giá bán. Nay khô hạn đã lấy đi cơ hội đó của nông dân.

Tình cảnh khá phổ biến ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiện nay tại miền Trung, đó là nếu sản xuất thì gặp lúng túng về nước tưới, gặp thiệt hại mà chi phí thì đội lên cao. Ngược lại, nếu không sản xuất thì nông dân không có thu nhập.

Vướng mắc này đang khiến cho miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa trong năm nay khó lòng giữ được danh tiếng về loại sầu riêng gắn liền với vùng đất.


Có thể bạn quan tâm

Những Mô Hình Liên Kết Manh Nha Những Mô Hình Liên Kết Manh Nha

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

18/11/2014
Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

18/11/2014
Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.

18/11/2014
Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.

18/11/2014
Trụ Vững Từ Chăn Nuôi Lợn Gia Công Trụ Vững Từ Chăn Nuôi Lợn Gia Công

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

18/11/2014