Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Tôm Càng Xanh

Triệu Phú Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 27/02/2014

Những năm gần đây, nhờ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, nên nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thoát được cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.

Ông Hứa Văn Điển (SN 1958) ngụ ấp Long Thành, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông là một trong những nông dân điển hình, dám nghĩ dám làm và thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh. Lần đầu tiếp xúc, nhiều người rất dễ lầm tưởng ông Điển là người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thủy sản bởi kiến thức và sự am tường về kỹ thuật nuôi tôm của ông. Tuy nhiên, ông Điển vốn là một nông dân có ý chí cầu tiến và lòng đam mê đối với con tôm càng xanh.

Ông Điển tâm sự, cái duyên để ông gắn bó với tôm càng xanh hơn 10 năm nay là năm 2003, tình cờ trong 1 bản tin thời sự, ông thấy ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có mô hình nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi cho hiệu quả kinh tế cao. Thế là ông có suy nghĩ: “Ở An Giang mùa lũ cũng không khác ở quê mình, sao người ta có thể tận dụng để làm giàu, còn mình thì cứ bỏ đất trống”.

Nghĩ là làm, ông khăn gói qua An Giang học tập kinh nghiệm. Năm đầu tiên ông về nuôi thử nghiệm trên 2ha, dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng sau mùa nước lũ năm 2004 ông thu lãi trên 150 triệu đồng. Ở thời điểm này, đưa ra quyết định nuôi tôm vào mùa lũ của ông Điển được xem là một trong những quyết định mạo hiểm và táo bạo.

Cũng từ đó, nhiều nông dân ở huyện Tam Nông mạnh dạn phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi, góp phần cải thiện thu nhập cho nhiều nông hộ.

Không dừng lại với những thành công ban đầu, với ý chí không ngừng học tập kinh nghiệm nuôi tôm. Hơn 10 năm qua, ông Điển đã đi nhiều nơi học tập kỹ thuật sản xuất mới và đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho nghề nuôi tôm càng xanh.

Theo tính toán của ông Điển, nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm càng xanh nói riêng cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này khá cao và mô hình dễ thất bại nếu người nuôi không nắm vững kỹ thuật.

Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề ông Điển đúc kết: “Con giống và môi trường nước là hai yếu tố vô cùng quan trọng mà người nuôi tôm cần phải nắm. Tôm càng xanh dễ nuôi, song những năm gần đây do chất lượng tôm giống không tốt, thêm vào đó nguồn nước sông bị nhiễm các loại thuốc hóa học từ ruộng lúa thải ra, nên đã gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi”.

Nhờ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, đến nay gia đình ông Hứa Văn Điển vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo, trở thành một trong những nông dân điển hình của huyện Tam Nông. Ông được UBND tỉnh phong tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền.

Hiện nay, bằng kỹ thuật cho tôm rã vụ quanh năm nên thu nhập từ sản xuất tôm của gia đình ông Điển rất cao. Trung bình với 7ha đất mặt nước, ông có thể cung cấp cho thị trường 13 - 14 tấn tôm thương phẩm/năm, thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng mỗi năm. Nhờ làm ăn hiệu quả nên gia đình ông mua thêm được 3ha đất chuyên canh tác lúa, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Không những là một nông dân làm kinh tế giỏi, ông Điển còn được đông đảo bà con nông dân quý mến bởi sự chân chất, nhiệt tình giúp đỡ bà con lối xóm cùng nhau phát triển kinh tế. Ông Huỳnh Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thành A cho biết: “Dù là người có công rất lớn trong phát triển và nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh ở xã, song anh Điển lại là một người rất hòa đồng và nhiệt tình với bà con lối xóm. Đáng quý hơn, đối với công tác xã hội anh rất nhiệt huyết, góp phần rất lớn trong công tác xã hội cho địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

22/07/2013
Khắc Phục Tình Trạng Tôm Giống Thả Nuôi Bị Hao Hụt Ở Thanh Hóa Khắc Phục Tình Trạng Tôm Giống Thả Nuôi Bị Hao Hụt Ở Thanh Hóa

Thông tin từ lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối tháng 5-2012, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 72/130 ha, tương đương với lượng tôm giống được di ương về là 72 triệu con.

03/06/2012
Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.

23/07/2013
Ra Mắt Gạo Sạch Ra Mắt Gạo Sạch

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) vừa ra mắt và đưa ra thị trường gạo Jasmine GLOBAL G.A.P (ảnh) được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang và chế biến, đóng gói tại nhà máy chi nhánh Satra Đồng Tháp, sản xuất theo quy trình sạch tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), do Tổ chức TUV SUD Management Service GmbH (Đức) chứng nhận.

19/06/2013
Đầu Tư Mía Giống Cho Người Trồng Mía Đầu Tư Mía Giống Cho Người Trồng Mía

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập để họ gắn bó lâu dài với cây mía, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó, việc đầu tư, hỗ trợ mía giống cho năng suất và chất lượng cao trước niên vụ mới được bà con đồng tình hưởng ứng.

24/07/2012