Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Chanh Vica

Triệu Phú Chanh Vica
Ngày đăng: 27/06/2013

Anh Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 1981) ngụ tại ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là một thanh niên tiêu biểu cho phong trào sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Anh được vinh dự nằm trong danh sách 11 thanh niên tiêu biểu của tỉnh về Thủ đô tham dự thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2010.

Hải Đăng là con trai trưởng của chủ trang trại chanh Vica - ông Nguyễn Văn Chiến (Út Chiến). Gia đình anh vốn làm nghề nông, đã trải qua nhiều nghề khác nhau từ trồng mía năng suất thấp, chuyển sang trồng sơmi và rồi nuôi gà nhưng đều thất bại. Năm 2005, gia đình anh quyết định chuyển sang trồng chanh không hạt. Ban đầu, anh cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chanh không hạt do người tiêu dùng chưa biết đến chanh không hạt và chỉ quen sử dụng chanh có hạt. Để giới thiệu sản phẩm chanh không hạt đến với người tiêu dùng, anh đã đem chanh tặng cho các chợ đầu mối và các siêu thị lớn ở thành phố và để lại địa chỉ.

Sử dụng chanh không hạt Vica thấy nước nhiều, thơm và tiện lợi vì quả to và sạch nên thị trường bắt đầu ưa chuộng, nhất là các siêu thị lớn ở thành phố. Trải qua bao nỗi nhọc nhằn trên đường đi tìm thị trường và xây dựng thương hiệu, bước đầu anh đã gặt hái được thành công. Nhiệm vụ chính của anh Đăng là chăm sóc vườn chanh, tìm đầu ra cho sản phẩm và phân phối sản phẩm. Mỗi ngày trang trại chanh Vica của gia đình anh xuất bán khoảng 1-2 tấn chanh không chỉ cho siêu thị và sang nước ngoài như: Nhật, Singapore và các nước Trung Đông, Canada... Được gia đình giao hàng và quản lý kinh tế hiệu quả, anh đã xây dựng cho mình một cơ ngơi vững chắc và hạnh phúc bên vợ đẹp, 2 đứa con ngoan.

Tích lũy kinh nghiệm nhiều năm, anh Đăng đã chọn cho mình 1 ha trồng chanh Vica không hạt được 4 - 5 tuổi và đã cho quả trên 2 năm nay. Bình quân hàng năm, 1 ha chanh cho thu hoạch 35 - 40 tấn quả, trừ chi phí anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng/ha, thậm chí 200 triệu đồng/ha.

Ngoài sản xuất giỏi, anh Nguyễn Hải Đăng đã từng làm Bí thư Chi đoàn ấp 7, xã Lương Hòa và đang là thành viên Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Bến Lức. Hải Đăng đã có nhiều đóng góp trong phát động và tham gia chiến dịch hè tình nguyện, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, giúp đỡ cho học sinh nghèo có điều kiện đến trường. Anh xứng đáng là một tấm gương thanh niên tiêu biểu làm giàu trên đất quê mình.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.

18/09/2014
“Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển “Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

18/09/2014
Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

18/09/2014
Định Hướng Phát Triển Cá Nước Lạnh Việt Nam Đến Năm 2020 Định Hướng Phát Triển Cá Nước Lạnh Việt Nam Đến Năm 2020

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

18/09/2014
Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

18/09/2014