Triển Vọng Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Trung Đông
Khu vực Trung Đông bao gồm 15 quốc gia, trải dài trên diện tích 6,3 triệu km2 và dân số khoảng 320 triệu người.
Đây là khu vực có sức mua cao đối với nhiều mặt hàng, trong đó có thủy sản. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang khu vực Trung Đông đạt 131,7 triệu USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cá tra, cá basa, tôm, một số sản phẩm hải sản đóng hộp như cá ngừ, cá sacdin, cá thu và một số loại cá khô khác. Mặt hàng cá tra của Việt Nam đã có chỗ đứng và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong khu vực.
Từ năm 2012 đến nay, tất cả các nước tại Trung Đông đều đã nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó các thị trường trọng điểm là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất UAE, Israel, Liban.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc FAO, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tại khu vực sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là sa mạc không thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nên việc tiêu dùng phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài. Số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) năm 2013 cho thấy, Trung Đông nhập khẩu khoảng 2.1 tỷ USD sản phẩm thủy, hải sản các loại. So với nhu cầu nhập khẩu của khu vực thì tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông còn khiêm tốn.
Trung Đông là khu vực thị trường có khả năng thanh toán cao, nhu cầu lớn và đa dạng đối với các loại mặt hàng thủy sản. Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng đối với nhóm hàng này cũng không quá khắt khe như tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tìm hiểu thị trường, dự các hội chợ triển lãm về thủy hải sản quốc tế (như SEAFEX 2014 diễn ra tại Dubai từ ngày 09 đến 11-11-2014), tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cá cho các hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 27,28%, 11,74% và 12,11%.
Những năm gần đây, người chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã mạnh dạn ứng dụng việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH). Hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm tại các xã, thị trấn phát triển mạnh.
Nhiều người cho rằng vịt trời là “của trời”, là giống hoang dã không thể thuần. Thế nhưng gia đình chị Vũ Thị Huyền, một trong những hộ đầu tiên ở TP Hạ Long đã thành công trong mô hình chăn nuôi vịt trời, đem lại thu nhập hàng chục triệu/tháng...
Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.