Triển vọng vùng nguyên liệu gấc ở Yên Thế (Bắc Giang)

Thực hiện dự án phát triển cây gấc trên địa bàn huyện năm 2015, gia đình anh Hứa Văn Dương, thôn Hồng Nam, xã Hồng Kỳ đã tham gia trồng với diện tích 10 sào. Không chỉ tham gia dự án, anh Dương còn mở rộng diện tích trồng gấc của gia đình thêm gần 2 ha. Lý do phát triển trồng gấc trên diện rộng được anh Dương lý giải là vì anh đã trồng chúng cách đây 4 - 5 năm.
Do vậy anh hiểu rất rõ đặc tính cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển cây gấc. Điều quan trọng, đầu ra quả gấc ổn định nên anh càng yên tâm đầu tư vào loại cây trồng này. Anh Dương cho biết: vụ xuân năm ngoái, tôi đã trồng gần 1ha gấc lai. Sau khi thu hoạch trừ chi phí đã mang lại cho gia đình hơn 80 triệu đồng.
Cũng theo anh Dương, trồng gấc không khó, điều quan trọng là bón phân đầy đủ từng giai đoạn cho cây và chủ động phòng trừ nấm hại. Cùng đó, người trồng cần thiết kế giàn leo cho gấc thì gấc mới ra nhiều quả. Đặc biệt, khi leo ngang quả sẽ nhiều hơn và cho năng suất cao. Từ hiệu quả của mô hình trên, nhiều hộ dân của xã Hồng Kỳ đã tham gia trồng gấc dược liệu trên diện tích gần chục ha. Hiện cây gấc sinh trưởng và phát triển tốt.
Được biết, nhằm khuyến khích bà con tiếp cận và mở rộng diện tích trồng gấc, năm 2015, ngoài dự án hỗ trợ trồng gấc nguyên liệu tại xã Hồng Kỳ, Hội Làm vườn huyện Yên Thế cũng đã triển khai hỗ trợ giống cho hàng chục gia đình hội viên.
Theo anh Nguyễn Văn Đông, Phó phòng Nông nghiệp- PTNT, Phó Chủ tịch Hội làm vườn huyện Yên Thế (Bắc Giang) thì lâu nay, ở Yên Thế cây gấc vốn chỉ được trồng nhỏ lẻ trong vườn nhà và không có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay loại cây này đã khẳng định hiệu quả và đang cho thu nhập cao nên khuyến khích nông dân phát triển nhân rộng diện tích.
Hiện nay, toàn huyện có khoảng 50 ha gấc nguyên liệu, tập trung ở các xã: Hồng Kỳ, Tam Tiến, Đồng Tiến, Đồng Vương và Đồng Tâm. Thực tế sản xuất thời gian qua cho thấy, cây gấc phù hợp với đồng đất, khí hậu nơi đây và cho năng suất cao. Theo tính toán của các hộ trồng gấc, 1ha gấc sản lượng vụ đầu đã đạt từ 10 - 12 tấn.
Với giá 8 - 10 nghìn đồng/kg như hiện nay, trừ chi phí mỗi ha gấc cho thu nhập 70 - 80 triệu đồng. Từ vụ thứ 2, loại bỏ những giống gấc đực không cho quả bằng giống gấc cái để đạt 100% diện tích cho sản lượng thu nhập sẽ còn tăng hơn nhiều.
Đặc biệt, gấc là loại cây trồng có vòng đời thu hoạch khoảng 5 - 10 năm và sản lượng tăng lên có thể đạt 18 - 20 tấn/ha, theo đó doanh thu từ gấc sẽ nâng lên từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm.
Hiện nay, cây gấc ở Yên Thế đang sinh trưởng và phát triển tốt. Nông dân địa phương đang tập trung chăm sóc, lắp giàn, vun gốc. Dự kiến cuối tháng 8 đầu tháng 9 tới cây gấc sẽ mang lại cho bà con một mùa bội thu.
Sau mỗi vụ thu hoạch bà con nên cắt gốc, chỉ để lại 10 - 15cm để cây nảy mầm ra dây mới, đồng thời cắt ghép các giống gấc lai vào gốc gấc cũ. Trong thời gian gấc chưa leo giàn, có thể tận dụng diện tích để trồng xen canh một số loại rau màu ngắn ngày tăng thêm thu nhập.... Anh Nguyễn Văn Đông, Phó phòng Nông nghiệp - PTNT, Phó Chủ tịch Hội làm vườn huyện Yên Thế
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.
Hiện nay, nhiều ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã chuyển sang nghề câu mực ốc thay cho nghề kéo lưới, câu mực truyền thống trước đây. Đây là một nghề khai thác mực vừa mới được ngư dân tỉnh Kiên Giang chuyển giao phương tiện và kỹ thuật khai thác, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên ngư dân hết sức phấn khởi.

Năm 2015, người dân xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã làm mới thêm 58 lồng nuôi cá, nâng tổng số lồng nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Bắc Hà lên 92 lồng.

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ thả nuôi 20.161ha thuỷ sản các loại, phấn đấu đạt sản lượng trên 41.100 tấn thuỷ sản. Riêng diện tích nuôi tôm 9.886ha. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp và các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản đã thả được hơn 1,5 tỷ trong số nhu cầu hơn 3,85 tỷ con giống.