Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò - Mô Hình Thoát Nghèo Bền Vững

Nuôi Bò - Mô Hình Thoát Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 24/10/2013

 

Phát huy lợi thế là xã thuần nông, thời gian qua, mô hình nuôi bò đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả của người dân xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Với việc đầu tư chuồng trại tại hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn chính, nên mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, nhiều hộ cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia đình điển hình

Dẫn chúng tôi đi thăm các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn, chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăng Hưng Phước cho biết: "Khoảng vài năm trở lại đây, người dân ở đây đầu tư nuôi bò, có hộ vài con, có hộ lên tới hàng chục con. Với kinh phí đầu tư không cao và nhờ các nguồn vốn vay, nên đàn bò ngày càng tăng. Hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, nên hầu như mọi người đều đang có xu hướng chuyển sang nuôi bò cải thiện đời sống kinh tế gia đình".

Ghé thăm gia đình chú Lê Văn Bé Ba, ấp Bình An, chúng tôi chứng kiến đàn bò sữa 8 con của gia đình chú mập mạp, khỏe mạnh. Vừa mang cỏ cho đàn bò ăn, chú Bé Ba phấn khởi nói: "Chú chỉ mới nuôi bò vài năm nay. Thông qua báo, đài, thấy mọi người nuôi có hiệu quả nên chú cũng mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa. Đầu tiên nuôi chú lên Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh mua một con bò mẹ rồi chăm sóc đàn bò nhân rộng cho đến nay. Bò nái nếu đẻ ra bò cái, chú để nuôi, còn đẻ bò đực thì chú bán".

Được biết, chú Bé Ba là thương binh vượt khó, nông dân sản xuất giỏi nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Chú Bé Ba phân tích thêm: "Nuôi bò sữa chủ yếu bỏ công cắt cỏ, vắt sữa. Chú thuê 2 công ruộng để trồng cỏ, bên cạnh chú còn vựa rơm đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho bò. Cái lợi của nuôi bò sữa là vừa có thể bán bò thịt vừa có thể bán sữa. Với 8 con bò sữa nái, mỗi ngày cho trên 100 kg sữa, trung bình 14 ngàn đồng/kg". Chú khoe với chúng tôi bò con đực mới đẻ đã có người định giá gần 5 triệu đồng. Với 7 con đang mang bầu, dự kiến đàn bò sữa của chú sẽ tăng gấp đôi trong nay mai.

Thông qua mô hình này, nhiều nông dân của xã đã từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững. Điển hình như gia đình chú Nguyễn Văn Thắm, ấp Bình Thành thoát nghèo năm 2012. Trước đây, gia đình chú Thắm thuộc diện hộ nghèo, nhà không đất sản xuất, nhờ nguồn vốn vay chú mua con bò thịt gần 10 triệu đồng. Hay như gia đình chú Huỳnh Văn Tư, cùng ấp Bình Thành cũng thoát nghèo nhờ mô hình nuôi bò.

Còn chú Phạm Văn Minh, ấp Bình An, vừa làm tổ trưởng vay vốn vừa là nông dân với nhiều kinh nghiệm nuôi bò. Chú Minh chia sẻ: "Trong tổ của chú có 52 người vay để nuôi bò từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thấy được lợi nhuận từ việc nuôi bò, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để nuôi. Riêng gia đình chú vừa mua thêm 2 con, giờ đàn bò là 7 con bò thịt".

Mô hình thoát nghèo

Trong thời gian qua, mô hình nuôi bò được lãnh đạo và người dân ở địa phương quan tâm. Mô hình này thật sự góp phần vào công tác giảm nghèo của xã. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,78% và đang làm thủ tục thoát nghèo cho 12 hộ trong năm 2013. Chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: "Hiện nay, toàn xã có khoảng 1.000 con bò thịt, trên 300 con bò sữa với trên 450 hộ nuôi. Trong 3 năm gần đây đã giải ngân hơn 700 triệu đồng cho nông dân vay vốn nuôi bò".

Với nguồn thức ăn dồi dào (như bắp, rơm...) vì là vùng đất nông nghiệp, người dân đang từng bước tận dụng lợi thế đó để phát triển chăn nuôi. Phong trào chăn nuôi bò xuất hiện ở nhiều hộ sản xuất, kết hợp với chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại có thu nhập cao. Không chỉ thoát nghèo mà từ mô hình này, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu chính đáng.

Không dừng lại ở đó, lãnh đạo xã còn xác định chăn nuôi bò là thế mạnh của địa phương trong thời gian tới, đưa ra mục tiêu phấn đấu phát triển đàn bò trong những năm tiếp theo. Anh Huỳnh Văn Thu, Phó Chủ tịch xã cho biết: "Về lâu dài, chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm thêm nguồn vốn vay ưu đãi từ các nguồn để có thể hỗ trợ người dân vay phục vụ cho việc phát triển mô hình nuôi bò, từng bước phát triển với nhiều giống bò cao sản, nâng quy mô cũng như chất lượng đàn bò, nhằm tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo, làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương".

Phát huy lợi thế là xã thuần nông, thời gian qua, mô hình nuôi bò đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả của người dân xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Với việc đầu tư chuồng trại tại hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn chính, nên mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, nhiều hộ cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia đình điển hình

Dẫn chúng tôi đi thăm các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn, chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăng Hưng Phước cho biết: "Khoảng vài năm trở lại đây, người dân ở đây đầu tư nuôi bò, có hộ vài con, có hộ lên tới hàng chục con. Với kinh phí đầu tư không cao và nhờ các nguồn vốn vay, nên đàn bò ngày càng tăng. Hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, nên hầu như mọi người đều đang có xu hướng chuyển sang nuôi bò cải thiện đời sống kinh tế gia đình".

Ghé thăm gia đình chú Lê Văn Bé Ba, ấp Bình An, chúng tôi chứng kiến đàn bò sữa 8 con của gia đình chú mập mạp, khỏe mạnh. Vừa mang cỏ cho đàn bò ăn, chú Bé Ba phấn khởi nói: "Chú chỉ mới nuôi bò vài năm nay. Thông qua báo, đài, thấy mọi người nuôi có hiệu quả nên chú cũng mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa. Đầu tiên nuôi chú lên Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh mua một con bò mẹ rồi chăm sóc đàn bò nhân rộng cho đến nay. Bò nái nếu đẻ ra bò cái, chú để nuôi, còn đẻ bò đực thì chú bán".

Được biết, chú Bé Ba là thương binh vượt khó, nông dân sản xuất giỏi nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Chú Bé Ba phân tích thêm: "Nuôi bò sữa chủ yếu bỏ công cắt cỏ, vắt sữa. Chú thuê 2 công ruộng để trồng cỏ, bên cạnh chú còn vựa rơm đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho bò. Cái lợi của nuôi bò sữa là vừa có thể bán bò thịt vừa có thể bán sữa. Với 8 con bò sữa nái, mỗi ngày cho trên 100 kg sữa, trung bình 14 ngàn đồng/kg". Chú khoe với chúng tôi bò con đực mới đẻ đã có người định giá gần 5 triệu đồng. Với 7 con đang mang bầu, dự kiến đàn bò sữa của chú sẽ tăng gấp đôi trong nay mai.

Thông qua mô hình này, nhiều nông dân của xã đã từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững. Điển hình như gia đình chú Nguyễn Văn Thắm, ấp Bình Thành thoát nghèo năm 2012. Trước đây, gia đình chú Thắm thuộc diện hộ nghèo, nhà không đất sản xuất, nhờ nguồn vốn vay chú mua con bò thịt gần 10 triệu đồng. Hay như gia đình chú Huỳnh Văn Tư, cùng ấp Bình Thành cũng thoát nghèo nhờ mô hình nuôi bò.

Còn chú Phạm Văn Minh, ấp Bình An, vừa làm tổ trưởng vay vốn vừa là nông dân với nhiều kinh nghiệm nuôi bò. Chú Minh chia sẻ: "Trong tổ của chú có 52 người vay để nuôi bò từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thấy được lợi nhuận từ việc nuôi bò, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để nuôi. Riêng gia đình chú vừa mua thêm 2 con, giờ đàn bò là 7 con bò thịt".

Mô hình thoát nghèo

Trong thời gian qua, mô hình nuôi bò được lãnh đạo và người dân ở địa phương quan tâm. Mô hình này thật sự góp phần vào công tác giảm nghèo của xã. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,78% và đang làm thủ tục thoát nghèo cho 12 hộ trong năm 2013. Chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: "Hiện nay, toàn xã có khoảng 1.000 con bò thịt, trên 300 con bò sữa với trên 450 hộ nuôi. Trong 3 năm gần đây đã giải ngân hơn 700 triệu đồng cho nông dân vay vốn nuôi bò".

Với nguồn thức ăn dồi dào (như bắp, rơm...) vì là vùng đất nông nghiệp, người dân đang từng bước tận dụng lợi thế đó để phát triển chăn nuôi. Phong trào chăn nuôi bò xuất hiện ở nhiều hộ sản xuất, kết hợp với chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại có thu nhập cao. Không chỉ thoát nghèo mà từ mô hình này, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu chính đáng.

Không dừng lại ở đó, lãnh đạo xã còn xác định chăn nuôi bò là thế mạnh của địa phương trong thời gian tới, đưa ra mục tiêu phấn đấu phát triển đàn bò trong những năm tiếp theo. Anh Huỳnh Văn Thu, Phó Chủ tịch xã cho biết: "Về lâu dài, chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm thêm nguồn vốn vay ưu đãi từ các nguồn để có thể hỗ trợ người dân vay phục vụ cho việc phát triển mô hình nuôi bò, từng bước phát triển với nhiều giống bò cao sản, nâng quy mô cũng như chất lượng đàn bò, nhằm tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo, làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương".


Có thể bạn quan tâm

Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch

Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.

19/09/2016
Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

20/09/2016
Hoa tam giác mạch mở ra con đường thoát nghèo Hoa tam giác mạch mở ra con đường thoát nghèo

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

20/09/2016
Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

20/09/2016
Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

20/09/2016