Triển vọng từ nuôi chim trĩ

Anh Trương Hoàng Vũ, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, là người tiên phong nuôi chim trĩ ở thành phố. Nắm bắt được nhu cầu thị trường Cà Mau khan hiếm mặt hàng chim trĩ, anh mạnh dạn đầu tư vào mô hình này.
Ðược biết, trước đây chim trĩ là loài động vật được xếp trong Sách Ðỏ Việt Nam, nhưng từ năm 2013 trở về đây, Nhà nước đã cho phép nuôi, mua bán động vật hoang dã này, từ đó nghề nuôi chim trĩ được chú trọng.
Anh Trương Hoàng Vũ cho biết: “Lúc đi làm trong công ty, thời gian rảnh thì mình lên mạng coi những mô hình nuôi đạt hiệu quả.
Trong dịp đi công tác TP Hồ Chí Minh, mình ra Củ Chi, mua được 3 con chim trĩ mái với 1 con trống.
Lúc đầu nuôi, chim đẻ hoài nhưng không ấp, sau mình biết mình để cho gà ấp. Một tuần chim đẻ cũng mười mấy con.
Người dân biết đến hỏi mua. Thấy cung không đủ cầu nên bây giờ mình mở rộng quy mô”.
Từ 4 con chim trĩ bố mẹ, đến nay đã tăng lên 29 con, trong 3 năm qua, anh Vũ cung cấp ra thị trường trên 2.000 con chim giống.
Hiện nay, mỗi tháng anh cho ra lò ấp trung bình 50 con, hiện tại giá bán 60.000 đồng/con, anh thu về 3 triệu đồng.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, anh còn bán được trên 100 kg chim thịt, giá 280.000 đồng/kg cũng đem thêm về cho anh gần 30 triệu đồng.
Anh Trương Hoàng Vũ chia sẻ: “Trong quá trình nuôi chim trĩ, khó nhất là giai đoạn mới nở, chim yếu hơn gà dữ lắm nên thức ăn phải kỹ.
Mình làm máng ăn cho sát, xay thức ăn cho nó mịn, nhiệt độ úm mới đạt hiệu quả”.
Hiện nay, anh Trương Hoàng Vũ đã đầu tư trên 150 triệu đồng để xây dựng chuồng nuôi. 12 chuồng nuôi được xây mới với tổng diện tích trên 250m2 đã cơ bản hoàn thành. Theo kế hoạch, anh mở rộng quy mô nuôi chim trĩ bán giống, bán chim thịt, chim trĩ làm cảnh.
Anh Vũ cho biết: “Sắp tới tôi sẽ nhân rộng mô hình nuôi chim hoang dã nhiều hơn, kết hợp trồng cây để làm khu du lịch miệt vườn theo sự chỉ đạo của xã. Cố gắng làm cũng thấy hiệu quả lắm”.
Tham quan mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ, ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết:
“Nhìn chung, mô hình nuôi chim trĩ của anh Vũ đạt hiệu quả rất cao, sắp tới, hội sẽ triển khai trong chi hội, tổ hội vận động bà con nông dân trên địa bàn xã Tân Thành nhân rộng mô hình nuôi chim trĩ, góp phần giúp bà con phát triển kinh tế gia đình”.
Mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ đem lại hiệu quả cao.
Ðây là mô hình mới, đầy triển vọng, bà con nông dân có thể tham quan học hỏi và lựa chọn đối tượng vật nuôi này để đem lại thu nhập cho gia đình.
Related news

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.