Tồn 5 Tấn Chè Búp Khô

Là đơn vị thu mua, chế biến chè, đặc biệt là chè cây cao trên địa bàn huyện Tủa Chùa, năm 2014 sản lượng chè búp khô Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên thu mua, chế biến trên 12 tấn; đến thời điểm này còn tồn 5 tấn chưa thể tiêu thụ.
Để khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển diện tích trồng chè mới, cân đối nguồn ngân sách địa phương huyện Tủa Chùa đã hỗ trợ thu mua chè cho người dân với giá 3.000 đồng/kg, khiến sản lượng thu hái tăng cao. Hiện nay, Công ty thu mua chè tươi cho người dân với giá trung bình từ 12.000 - 13.000 đồng/kg (tùy từng loại).
Chè búp khô (chè cây thấp) đóng hộp bán trên thị trường có giá trung bình 150.000 - 170.000 đồng/kg; chè búp khô (chè cây cao) có giá bán 300.000 đồng/kg. Sản lượng chè thu hái trong dân tăng cao (20 - 30%) so với năm 2013 trong khi mức tiêu thụ chỉ tăng khoảng 10% là nguyên nhân khiến sản lượng chè tồn đọng, Công ty chưa tìm được đối tác để xuất bán.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/t%E1%BB%93n-5-t%E1%BA%A5n-ch%C3%A8-b%C3%BAp-kh%C3%B4
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Dak Lak) đã xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến bà con trồng tiêu lo lắng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vụ đông 2013, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) đã vận động các hộ dân trong xã thực hiện chuyển đổi 25 ha diện tích đất 2 lúa và đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng giống dưa chuột.

Vui mừng hơn nữa là ớt hái đến đâu đều được thương lái và các chủ vựa thu mua đến đó, nên việc thu hoạch và bán cũng diễn ra rất thuận lợi.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.

Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.