Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Cỏ Ghile

Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Cỏ Ghile
Ngày đăng: 12/09/2014

Cỏ Ghile (còn gọi là cỏ ngọt) được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng nhập giống từ Trường Đại học Nông - Lâm nghiệp Thái Nguyên từ cuối năm 2013, triển khai trồng mô hình tại xã Ngối Cáy. Giống cỏ này được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê, thỏ và cá, có những ưu điểm vượt trội so với cỏ voi và cỏ VA06 khi hệ số sử dụng đạt 100% bởi thân mềm, có vị ngọt mát.

Cỏ Ghile dễ trồng, có thể trồng xen với cây công nghiệp, như: táo mèo, sa nhân, dẻ... Đặc biệt, cỏ Ghile có thể phát triển trong mùa đông nên thích hợp với những xã vùng cao, thời tiết khắc nghiệt; là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc trong mùa đông lạnh giá khi các hộ dân không có điều kiện chăn thả gia súc.

Hiện loại cỏ này đã được nhiều hộ dân ở xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo) tự mua giống về trồng xen dưới gốc táo mèo chưa khép tán.

Giống cỏ Ghile có thể nhân theo nhiều phương pháp khác nhau, khi trồng có thể dùng bằng hom, nhánh hoặc gieo trồng bằng hạt. Nếu gieo trồng bằng hạt, hàng cách hàng 25 - 30cm, hố sâu từ 5 - 7cm, rải một lớp phân lân phủ lớp đất mỏng lên bề mặt rồi tiến hành gieo hạt và phủ đất từ 2 - 3cm. Trung bình cỏ Ghile cho thu hoạch 1 lần/tháng, khi cây cao 1m (vì sẽ tận dụng được tối đa hơn). Cỏ Ghile có thời gian sinh trưởng dài, 5 - 6 năm sau mới phải trồng lại.

Ông Nguyễn Trọng Kính, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng cho biết: Tháng 10/2013, đơn vị triển khai mô hình trồng 500m2 cỏ Ghile kết hợp nuôi cá tại xã Ngối Cáy cho 5 hộ tham gia.

Còn tại xã Ẳng Cang mô hình trồng cỏ Ghile kết hợp nuôi bò sinh sản do người dân tự bỏ vốn đầu tư, Trạm tư vấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc. Để mô hình hiệu quả, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cỏ và nuôi cá cho các hộ tham gia mô hình.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tứ, bản Pom Ké, xã Ẳng Cang - một trong những hộ chăn nuôi đại gia súc tự mua giống cỏ Ghile về trồng, thì Ghile là giống cỏ có ưu điểm vượt trội so với cỏ voi là thân mềm, có thể sử dụng tối đa làm thức ăn gia súc. Bên cạnh đó, trồng cỏ Ghile không đòi hỏi kỹ thuật cao và không làm bạc màu đất như cỏ voi. Cỏ Ghile phát triển quanh năm nên rất thích hợp với những hộ chăn nuôi đại gia súc có quy mô lớn nhưng không có điều kiện chăn thả.

Diện tích khoanh nuôi rừng tăng hàng năm, do đó đồng cỏ tự nhiên dần bị thu hẹp. Để chăn nuôi gia súc người dân cần nhiều hơn nguồn thức ăn nhân tạo. Bởi vậy, mô hình trồng cỏ Ghile thành công trong thời gian tới sẽ giúp người dân vùng cao nhân rộng để sử dụng làm thức ăn gia súc, giảm bớt công chăn thả.


Có thể bạn quan tâm

Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh

Chưa kịp nguôi nỗi đau mất hơn 28.200 con gia súc gia cầm (GSGC) do trận lũ hồi giữa tháng 11 gây ra, thì hiện giờ, người chăn nuôi lại phập phồng lo sợ dịch bệnh tấn công khi đang gắng gượng tái đàn.

23/12/2013
Nỗi Lo Mùa Tỏi Mới Nỗi Lo Mùa Tỏi Mới

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

23/12/2013
Chuyên Nghiệp Để Làm Giàu Từ Cây Có Múi Chuyên Nghiệp Để Làm Giàu Từ Cây Có Múi

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

23/12/2013
Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

23/12/2013
Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

23/12/2013