Thị trường phân bón vụ đông xuân 2015 - 2016 giá cả bình ổn
Theo nhận định của các nhà kinh doanh, giá các loại vật tư nông nghiệp sẽ giữ mức ổn định trong thời gian tới
Những ngày qua, nhu cầu sử dụng phân bón tăng khi nông dân bắt đầu xuống giống vụ đông xuân 2015 - 2016, một số loại phân bón giá nhích lên, nhưng mức tăng chỉ từ 1.000 - 2.000 đồng/bao.
So với vụ lúa thu đông 2015, giá nhiều loại phân bón như: DAP, kali, NPK vẫn giữ mức ổn định, chỉ có urê giảm giá mạnh, khoảng 65.000 - 70.000 đồng/bao (50kg).
Tại các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP.Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Đạm Cà Mau giá từ 375.000 - 385.000 đồng/bao (50kg); Đạm Phú Mỹ 410.000 - 420.000 đồng/bao;
Đạm Trung Quốc 370.000 - 375.000 đồng/bao; Đạm Indonesia hạt đục giá 370.000 - 380.000 đồng/bao.
Trong vụ thu đông 2015, giá nhiều loại phân urê đã tăng đột biến và nguồn cung không đảm bảo nhu cầu thị trường do việc nhập khẩu phân bón từ các nước gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các đại lý trong tỉnh đáp ứng khoảng 70 - 80% nhu cầu sử dụng phân urê trên thị trường.
Thời điểm trước khi xuống giống vụ đông xuân, do ảnh hưởng của tỷ giá VND/USD biến động tăng khiến các loại phân DAP và kali tăng khoảng 5%.
Tuy nhiên, hiện tại giá các loại phân DAP và Kali trở lại mức ổn định.
Giá các loại phân DAP dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/bao.
Cụ thể, DAP Trung Quốc hạt xanh Hồng Hà 580.000 - 600.000 đồng/bao; DAP Đình Vũ 500.000 - 510.000 đồng/bao; DAP Trung Quốc hạt nâu (18-4-6-0) giá 580.000 - 590.000 đồng/bao.
Phân kali 60% bột 400.000 - 420.000 đồng/bao; kali 60% hạt miểng 420.000 - 420.000 đồng/bao.
Giá phân NPK 16-16-8 Việt Nhật dao động từ 480.000 - 500.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Bình Điền 640.000 - 660.000 đồng/bao.
Song song với nhiều loại phân bón, giá các loại thuốc trừ sâu trên thị trường đang giữ mức tăng khoảng 1 - 5% so với vụ thu đông 2015.
Theo Chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Lê Phúc trên đường Phạm Hữu Lầu, TP.Cao Lãnh, việc thị trường phân bón ít biến động và có xu hướng giảm so với vụ thu đông 2015 là do nguồn cung trong nước rất dồi dào và có sự cạnh tranh giữa nhiều loại phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phân phối trong nước đã chuẩn bị đủ lượng hàng cung ứng trên thị trường.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp trong nước đã tăng cường đầu tư phát triển sản xuất và tung ra thị trường các loại phân bón NPK, kali, DAP.
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp cho biết, dự báo trong thời gian tới, bước vào chính vụ lúa đông xuân, giá các loại phân bón vẫn giữ mức ổn định và không có sự thay đổi nhiều do các doanh nghiệp đảm bảo được lượng hàng cung ứng trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.
Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.
Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.
Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.
Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.