Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP
Ngày đăng: 12/11/2014

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

Triển khai mô hình, Trung tâm đã khảo sát tại 12 hộ dân tại 2 phường Ninh Dương và Hải Hoà tham gia ban đánh giá VietGAP. Sau đó, ban đánh giá VietGap đã lựa chọn được 5 hộ dân tiêu biểu, có hệ thống ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm chân trắng của thành phố, đảm bảo điều kiện khu vực nuôi thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu sản xuất (thuỷ lợi, nguồn nước, giao thông và các tiêu chí VietGAP); có nguyện vọng và cam kết đầu tư ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước; cam kết thực hiện đúng hướng dẫn của quy trình VietGAP và chấp nhận sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật của mô hình; có khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thật; có khả năng nhân rộng mô hình khi có yêu cầu.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố tổ chức tập huấn cho 60 nông dân đang tham gia nuôi tôm chân trắng tại 2 phường về kỹ thuật nuôi tôm theo VietGAP; đánh giá các mối nguy liên quan đến dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong nuôi tôm và các biện pháp quản lý, môi trường. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 6 năm nay với quy mô: 20.000m2, tương đương 160.000 tôm giống, thực hiện tại ao nuôi của 5 hộ dân.

Với việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGap, sau 65 ngày nuôi, qua kiểm tra của cán bộ kỹ thuật Trung tâm, tôm nuôi đạt 70 con/kg.

Ông Nguyễn Văn Đông, thôn Thác Hàn, phường Ninh Dương, một trong số 5 hộ dân tham gia mô hình cho biết: Tham gia mô hình, gia đình tôi nuôi 0,4ha. Do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng theo quy trình VietGAP nên tôm không có dịch bệnh. Đến nay, nhà tôi thu được gần 4 tấn tôm, trừ chi phí có lãi trên 100 triệu đồng.

Anh Nguyễn Chí Thành, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Trong những vụ nuôi gần đây, một số vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương trong tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh khiến cho tôm nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp, những hộ nuôi tôm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh đối với những vụ nuôi tiếp theo.

Trước thực trạng đó, Trung tâm đã triển khai thực hiện thí điểm một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 2 mô hình tại phường Hải Hoà và Ninh Dương (Móng Cái). 2 mô hình này bước đầu cho thấy, nuôi tôm theo quy trình này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi; hạn chế đáng kể tình hình dịch bệnh đối với tôm nuôi.

Theo đó, địa điểm ao nuôi tôm theo quy trình VietGap bắt buộc phải có hệ thống cấp nước, thoát nước riêng biệt; ao lắng, ao chứa, ao nuôi không rò rỉ; riêng ao lắng tối thiểu phải chiếm 15-20% diện tích mặt bằng nhằm xử lý nước và diệt tạp trước khi thả giống nuôi.

Địa điểm nuôi cần có ao chứa bùn, nhà vệ sinh, nhà ở của công nhân nhằm mục đích đảm bảo các chất thải (rắn, lỏng) từ công đoạn chuẩn bị ao nuôi đến công đoạn xử lý nước thải cuối vụ nuôi, chất thải sinh hoạt của người nuôi thuỷ sản không gây ô nhiễm môi trường của vùng nuôi và môi trường xung quanh, không cho bệnh lây lan và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, địa điểm ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như gần nguồn nước có chất lượng, vùng đất cát, pha cát, pH>6, xa nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp.

Từ kết quả cho thấy sự thành công bước đầu của việc áp dụng theo quy trình VietGAP. Mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nhằm hướng tới mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, hạn chế sử dung thuốc hoá chất.

Mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP là mô hình mới được áp dụng tại Quảng Ninh, theo đánh giá bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình triển khai nhằm mục đích giúp bà con nuôi tôm nhận thức được về nuôi tôm bền vững, an toàn dịch bệnh.

Đặc biệt là nâng cao tính cộng đồng trong vùng và nâng cao quy trình kỹ thuật cho bà con nông, ngư dân. Tăng khả năng kiểm soát chất lượng, giảm thiểu rủi ro, ổn định môi trường ao nuôi; hạn chế được dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi tôm.

Mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nhằm đạt mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và đảm bảo an sinh xã hội.

Nguồn bài viết: http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201411/trien-vong-tu-mo-hinh-nuoi-tom-chan-trang-thuong-pham-theo-huong-vietgap-2246884/


Có thể bạn quan tâm

Lần Đầu Tiên Cá Tầm Được Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Tại Lâm Đồng Lần Đầu Tiên Cá Tầm Được Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Tại Lâm Đồng

Sau một thời gian nuôi thả trong môi trường bán tự nhiên với chế độ chăm sóc đặc biệt, mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên do ông Nguyễn Viết Thùy làm trưởng nhóm, đã cho ấp nở và sinh sản nhân tạo thành công khoảng 10 cá thể cá tầm tại thôn K’Long K’Lanh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

30/06/2012
10 Hải Đăng Ấn Tượng Nhất Thế Giới 10 Hải Đăng Ấn Tượng Nhất Thế Giới

Vai trò dẫn đường, cảnh báo hiểm nguy cho các con tàu trên đại dương trong màn đêm đen đặc của những ngọn hải đăng là không phải bàn cãi. Nhưng ít ai biết đến ngoài “trách nhiệm” to lớn ấy, hải đăng còn có những vẻ đẹp đặc biệt hấp dẫn.

25/01/2012
Quảng Ninh Đẩy Mạnh Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Tại Chỗ Quảng Ninh Đẩy Mạnh Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Tại Chỗ

TX Quảng Yên là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh Quảng Ninh. Thời gian qua, hầu hết các hộ nuôi trên địa bàn phải nhập nguồn con giống từ các địa phương khác, chất lượng không đảm bảo với điều kiện đầm nuôi của địa phương. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, thị xã đã tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở sản xuất tôm giống tại địa phương phát triển. Bước đầu, những cơ sở này đã đáp ứng được một phần nhu cầu con giống chất lượng cho các hộ nuôi.

08/04/2012
Khảo Nghiệm Tập Đoàn Giống Cho Vụ Đông Khảo Nghiệm Tập Đoàn Giống Cho Vụ Đông

Theo đó tập trung khảo nghiệm các loại cây trồng như sau: Các giống lạc mới (L20, shán dầu- 30, TB25, BVTV1), lấy L14 làm đối chứng; 4 giống đậu tương (DT12, DT13, DT2601) lấy DT22 đối chứng; 3 giống bắp cải (Caakacr1, Caakacr2, Green heat) và khảo nghiệm 9 giống khoai lang (D1, K51, KB1, TB1, VA5, VA6, BV1, J1, DT2). Đề tài đã áp dụng quy phạm khảo nghiệm 10TCN-558 do Bộ NN-PTNT ban hành và phương pháp của Viện lúa Quốc tế IRRI.

15/07/2012
Gia Lai Dưa Hấu Rớt Giá, Nông Dân Thiệt Tiền Tỷ Gia Lai Dưa Hấu Rớt Giá, Nông Dân Thiệt Tiền Tỷ

Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

08/04/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.