Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam

Ngày 18.2, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại Quảng Nam.
Các ổ dịch được phát hiện trên đàn lợn của các hộ dân thuộc 14 xã các huyện Quế Sơn, Nông Sơn và Đại Lộc. Cục Thú y cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này tiếp tục tái phát và lây lan ra diện rộng là rất cao.
Cũng trong ngày 18.2, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp. Ngành Nông nghiệp đã xuất hơn 17 nghìn liều vắc-xin tai xanh dự trữ để tiêm phòng bao vây các ổ dịch và gần 2 nghìn lít hóa chất sát trùng để tiêu độc khử trùng môi trường.
Dịch bệnh tai xanh xảy ra từ ngày 25.1 tại xã Quế Phú, sau đó lan sang các xã khác của huyện Quế Sơn. Đến nay đã có 14 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc có lợn bị nhiễm tai xanh ở 735 hộ thuộc 92 thôn. Số lợn chết và tiêu hủy bắt buộc là 348 con. Ngoài ra tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình cũng có hiện tượng lợn bị bệnh hàng loạt điều trị không dứt, trong đó nhiều con đã chết. Cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.

Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt.

Số điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn TPHCM đã giảm đáng kể, từ 79 điểm vào thời điểm đầu tháng 4 còn 48 điểm tính đến tháng 6.

Cục trồng trọt vừa đề ra giải pháp rải vụ trên 5 loại cây ăn trái, kỳ vọng giải quyết được tình trạng cung vượt cầu vào chính vụ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, giải pháp này chưa chắc mang lại hiệu quả. Ngay cả địa phương được phân công làm nhóm trưởng cũng lo nông dân... không nghe theo.