Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP
Publish date: Wednesday. November 12th, 2014

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

Triển khai mô hình, Trung tâm đã khảo sát tại 12 hộ dân tại 2 phường Ninh Dương và Hải Hoà tham gia ban đánh giá VietGAP. Sau đó, ban đánh giá VietGap đã lựa chọn được 5 hộ dân tiêu biểu, có hệ thống ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm chân trắng của thành phố, đảm bảo điều kiện khu vực nuôi thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu sản xuất (thuỷ lợi, nguồn nước, giao thông và các tiêu chí VietGAP); có nguyện vọng và cam kết đầu tư ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước; cam kết thực hiện đúng hướng dẫn của quy trình VietGAP và chấp nhận sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật của mô hình; có khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thật; có khả năng nhân rộng mô hình khi có yêu cầu.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố tổ chức tập huấn cho 60 nông dân đang tham gia nuôi tôm chân trắng tại 2 phường về kỹ thuật nuôi tôm theo VietGAP; đánh giá các mối nguy liên quan đến dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong nuôi tôm và các biện pháp quản lý, môi trường. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 6 năm nay với quy mô: 20.000m2, tương đương 160.000 tôm giống, thực hiện tại ao nuôi của 5 hộ dân.

Với việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGap, sau 65 ngày nuôi, qua kiểm tra của cán bộ kỹ thuật Trung tâm, tôm nuôi đạt 70 con/kg.

Ông Nguyễn Văn Đông, thôn Thác Hàn, phường Ninh Dương, một trong số 5 hộ dân tham gia mô hình cho biết: Tham gia mô hình, gia đình tôi nuôi 0,4ha. Do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng theo quy trình VietGAP nên tôm không có dịch bệnh. Đến nay, nhà tôi thu được gần 4 tấn tôm, trừ chi phí có lãi trên 100 triệu đồng.

Anh Nguyễn Chí Thành, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Trong những vụ nuôi gần đây, một số vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương trong tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh khiến cho tôm nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp, những hộ nuôi tôm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh đối với những vụ nuôi tiếp theo.

Trước thực trạng đó, Trung tâm đã triển khai thực hiện thí điểm một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 2 mô hình tại phường Hải Hoà và Ninh Dương (Móng Cái). 2 mô hình này bước đầu cho thấy, nuôi tôm theo quy trình này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi; hạn chế đáng kể tình hình dịch bệnh đối với tôm nuôi.

Theo đó, địa điểm ao nuôi tôm theo quy trình VietGap bắt buộc phải có hệ thống cấp nước, thoát nước riêng biệt; ao lắng, ao chứa, ao nuôi không rò rỉ; riêng ao lắng tối thiểu phải chiếm 15-20% diện tích mặt bằng nhằm xử lý nước và diệt tạp trước khi thả giống nuôi.

Địa điểm nuôi cần có ao chứa bùn, nhà vệ sinh, nhà ở của công nhân nhằm mục đích đảm bảo các chất thải (rắn, lỏng) từ công đoạn chuẩn bị ao nuôi đến công đoạn xử lý nước thải cuối vụ nuôi, chất thải sinh hoạt của người nuôi thuỷ sản không gây ô nhiễm môi trường của vùng nuôi và môi trường xung quanh, không cho bệnh lây lan và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, địa điểm ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như gần nguồn nước có chất lượng, vùng đất cát, pha cát, pH>6, xa nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp.

Từ kết quả cho thấy sự thành công bước đầu của việc áp dụng theo quy trình VietGAP. Mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nhằm hướng tới mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, hạn chế sử dung thuốc hoá chất.

Mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP là mô hình mới được áp dụng tại Quảng Ninh, theo đánh giá bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình triển khai nhằm mục đích giúp bà con nuôi tôm nhận thức được về nuôi tôm bền vững, an toàn dịch bệnh.

Đặc biệt là nâng cao tính cộng đồng trong vùng và nâng cao quy trình kỹ thuật cho bà con nông, ngư dân. Tăng khả năng kiểm soát chất lượng, giảm thiểu rủi ro, ổn định môi trường ao nuôi; hạn chế được dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi tôm.

Mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nhằm đạt mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và đảm bảo an sinh xã hội.

Nguồn bài viết: http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201411/trien-vong-tu-mo-hinh-nuoi-tom-chan-trang-thuong-pham-theo-huong-vietgap-2246884/


Related news

Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Tiêu Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Tiêu Cho Nông Dân

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Thursday. September 4th, 2014
Phước An (Bình Định) Phát Triển Nghề Nuôi Trâu Phước An (Bình Định) Phát Triển Nghề Nuôi Trâu

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Monday. August 25th, 2014
Hối Hả Thu Hoạch Lúa Hè Thu Hối Hả Thu Hoạch Lúa Hè Thu

Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…

Thursday. September 4th, 2014
Cây Trồng Biến Đổi Gen Không Gây Hại Cây Trồng Biến Đổi Gen Không Gây Hại

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Monday. August 25th, 2014
Hướng Đến Chăn Nuôi Bền Vững Hướng Đến Chăn Nuôi Bền Vững

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Thursday. September 4th, 2014