Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)
Hiện nay, nhờ mô hình nuôi cá mú đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) có thu nhập ổn định.
Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.
Ông Trần Quyết Định cho biết, cá bống mú là loài ăn tạp, có khả năng chịu mặn tốt, ít bệnh, cá nuôi ít hao hụt, lớn nhanh. Thức ăn chủ yếu tận dụng từ các loại cá phân của các chủ hàng đáy, hay các loài cá trong vuông. Hiện cá mú giống mua ở ngoài tỉnh, giá mỗi con trên 10.000 đồng.
Mô hình nuôi cá bống mú không tốn nhiều đất, khoảng 1.000 m2 thì có thể thực hiện được mô hình. Tuy nhiên, tiền cá giống và cải tạo ao khá cao, bình quân cải tạo diện tích ao 1.000 m2 và mua 800 con cá giống tổng chi phí trên 15 triệu đồng, nên hộ nghèo khó có thể thực hiện được mô hình này.
Để mô hình nuôi cá bống mú phát triển, thời gian tới ngành chức năng huyện Ngọc Hiển cần có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra sản phẩm… Đó là điều kiện để hộ nghèo, ít đất sản xuất có được mô hình nuôi hiệu quả và vươn lên thoát nghèo.
Related news
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rất thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng nuôi cá tra, cá da trơn còn rất lớn.
Trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), Nhật Bản có thể miễn thuế cho hầu hết các mặt hàng thủy sản.
Từng thuộc diện nghèo khó ở địa phương, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, vợ chồng anh Ngô Kim Long (SN 1976) ở thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa - Phú Yên) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân sản suất kinh doanh giỏi nhờ nuôi trâu.
Mùa tiêu năm nay, người dân huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vừa được mùa vừa được giá. Đây là năm thứ 3 liên tiếp người trồng tiêu ở huyện Cư Kuin có được niềm vui này.
Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nâng cao đời sống kinh tế.