Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút
Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).
Nhờ tham gia dự án mà bò của gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng phát triển tốt
Tham gia Dự án, gia đình ông Hoàng Văn Muôn, ở thôn 12, xã Nam Dong đã chuyển hơn 4 sào đất trồng hoa màu sang trồng cỏ VA06, đây là loại cỏ dùng làm thức ăn cho bò, có khả năng sinh trưởng mạnh, sau khi trồng, chỉ hơn 40 ngày là cho thu hoạch. Từ ngày có vườn cỏ, công việc chăm sóc đàn bò của gia đình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều, bò lớn nhanh, tỏ ra thích hợp với giống cỏ mới.
Còn gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng cũng được tham gia dự án cho biết: “Được sự đầu tư giống cỏ, gia đình tôi thực hiện trồng theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Hầu hết các loại cỏ này đều dễ trồng, ít tốn phân, sau khi thu hoạch, phần gốc còn lại sẽ tái sinh nên rất tiện lợi, nếu chăm sóc tốt thì năng suất trung bình có thể đạt trên 300 tấn/ha/năm. Chỉ sau một tháng cho bò ăn các loại cỏ của dự án, đàn bò của tôi lớn nhanh ít bệnh, lại tiết kiệm được thời gian chăm sóc”.
Theo bà Hoàng Mai Thu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Jút thì trong năm 2012, các địa phương đã có 56 hộ gia đình tham gia và được hưởng lợi từ dự án với tổng diện tích trồng cỏ hơn 6 ha chủ yếu là giống cỏ VA06, cỏ phi lê và cỏ sả…
Không chỉ cung cấp nguồn giống mà bà con còn được tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi từ phương pháp chăn nuôi kiểu truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường; cải thiện kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý gia súc; nuôi bò sinh sản theo chương trình quản lý giống; phát triển chăn nuôi với sự tham gia của các kỹ thuật phù hợp về quản lý và nuôi dưỡng gia súc ăn cỏ. Qua một năm triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nên năm 2013, Trạm đang tiến hành triển khai thêm cho 30 hộ gia đình tại 2 xã Trúc Sơn, Chư K’nia và thị trấn Ea T’ling.
Có thể bạn quan tâm
Từ việc liên kết chăn nuôi, cung cấp gà sạch, ông Nguyễn Văn Vĩnh ở thôn An Bá, xã An Bá (Sơn Động - Bắc Giang) đã có thu nhập ổn định.
Trong những tháng tới, một số ngành hàng chủ lực sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thì nhiều ngành hàng sẽ vẫn thuận lợi hoặc bớt khó khăn hơn.
“Sau 20 năm nuôi gia cầm không hiệu quả, tôi chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Từ 200 đôi chim giống ban đầu, nay tôi nuôi 1.000 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư cho con vật này”, ông Nguyễn Thế Hường, một trong những người đầu tiên ở xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu cho biết như vậy.
Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.
Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.