Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).
Nhờ tham gia dự án mà bò của gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng phát triển tốt
Tham gia Dự án, gia đình ông Hoàng Văn Muôn, ở thôn 12, xã Nam Dong đã chuyển hơn 4 sào đất trồng hoa màu sang trồng cỏ VA06, đây là loại cỏ dùng làm thức ăn cho bò, có khả năng sinh trưởng mạnh, sau khi trồng, chỉ hơn 40 ngày là cho thu hoạch. Từ ngày có vườn cỏ, công việc chăm sóc đàn bò của gia đình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều, bò lớn nhanh, tỏ ra thích hợp với giống cỏ mới.
Còn gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng cũng được tham gia dự án cho biết: “Được sự đầu tư giống cỏ, gia đình tôi thực hiện trồng theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Hầu hết các loại cỏ này đều dễ trồng, ít tốn phân, sau khi thu hoạch, phần gốc còn lại sẽ tái sinh nên rất tiện lợi, nếu chăm sóc tốt thì năng suất trung bình có thể đạt trên 300 tấn/ha/năm. Chỉ sau một tháng cho bò ăn các loại cỏ của dự án, đàn bò của tôi lớn nhanh ít bệnh, lại tiết kiệm được thời gian chăm sóc”.
Theo bà Hoàng Mai Thu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Jút thì trong năm 2012, các địa phương đã có 56 hộ gia đình tham gia và được hưởng lợi từ dự án với tổng diện tích trồng cỏ hơn 6 ha chủ yếu là giống cỏ VA06, cỏ phi lê và cỏ sả…
Không chỉ cung cấp nguồn giống mà bà con còn được tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi từ phương pháp chăn nuôi kiểu truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường; cải thiện kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý gia súc; nuôi bò sinh sản theo chương trình quản lý giống; phát triển chăn nuôi với sự tham gia của các kỹ thuật phù hợp về quản lý và nuôi dưỡng gia súc ăn cỏ. Qua một năm triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nên năm 2013, Trạm đang tiến hành triển khai thêm cho 30 hộ gia đình tại 2 xã Trúc Sơn, Chư K’nia và thị trấn Ea T’ling.
Related news

Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.

Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.

Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 tháng qua đã có những bước chuyển biến khá tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư vẫn còn đạt thấp, diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cây trồng, vật nuôi...

Ông Trần Văn Vinh, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ (CRSD) tỉnh Bình Định cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 47 tỷ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Đề Gi tại thôn An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện có 6 DN trả lại chỉ tiêu và 5 DN xin giảm chỉ tiêu được giao. Khi đó VFA đã nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu, kết quả có 130 DN tham gia tạm trữ được 995.494 tấn gạo, đạt 99,55% kế hoạch, trong đó có 3 DN không mua đạt chỉ tiêu với số lượng 4.506 tấn.