Triển vọng từ các giống mì mới
Đến nay, cây mì phát triển tốt và hứa hẹn sẽ cho năng suất từ 50 tấn đến 60 tấn/ha.
Dự án chọn 2 xã Lơ Ku và Đak Smar làm điểm vì đây là những địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng mì và diện tích trồng mì những năm gần đây tương đối tập trung. Dự án có quy mô 7 ha với sự tham gia của 7 hộ dân, mỗi hộ 1 ha, tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.
Trong đó, có 4 ha trồng xen cây họ đậu và 3 ha trồng thuần cây mì. Theo đánh giá của các hộ tham gia dự án, đến nay, cả 2 giống mì KM140 và Km419 đều sinh trưởng và phát triển tốt, cây mì chắc khỏe và chưa phát hiện dịch bệnh.
Anh Đinh Phơi bên 1 ha mì dự án của mình.
Anh Đinh Bới, làng Krối, xã Lơ Ku tham gia dự án với diện tích 1 ha mì xen đậu đen, chia sẻ: Mình bắt đầu trồng từ tháng 4-2015. Đến nay, cây đậu đã cho thu hoạch, mình tận dụng cây và vỏ đậu để đắp cho cây mì nên đất có độ ẩm cao, cây mì phát triển tốt. Một số cây mì đã ra củ non với số lượng khá nhiều, khả năng cho năng suất sẽ cao và dự kiến nhà mình sẽ thu được ít nhất 40 triệu đồng từ diện tích mì này chứ không phải cứ dao động trên dưới 30 triệu đồng như trồng giống KM94.
Anh Đinh Phơi, làng Drang, xã Lơ Ku cũng trồng 1 ha mì dự án cho hay: “Đến nay cây mì phát triển rất nhanh và chưa bị sâu bệnh hại nên tôi nghĩ khả năng cho năng suất và chất lượng củ sẽ cao hơn so với các giống mì khác. Phần nữa, người dân còn có thu nhập thêm từ đậu trồng xen mì nên đã có rất nhiều hộ trong xã muốn tham gia trồng loại giống này.
Được biết, 2 giống mì nói trên có thời gian sinh trưởng từ 8 tháng đến 10 tháng, chiều cao cây trung bình 1,8 đến 2 mét, năng suất trung bình từ 60 tấn đến 70 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 30%. Đây là giống có chất lượng, hàm lượng tinh bột cao hơn so với các giống mì trên địa bàn huyện đã triển khai.
Qua tìm hiểu, hiện tại, một số hộ cây mì đã ra củ non và 2 giống mì này chưa phát hiện có sâu bệnh hại như một số huyện khác trên cây mì đã có bệnh chổi rồng, hoặc một số bệnh do nấm.
Ông Nguyễn Hữu Chiêu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Chủ nhiệm dự án, cho biết: Qua theo dõi cho thấy đây là 2 loại giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy dự kiến cuối năm chúng tôi sẽ tổng kết mô hình này.
Trên cơ sở đó đánh giá một cách khách quan về khoa học, cơ sở thực tiễn để nhân ra trên diện rộng. Đặc biệt là những xã có diện tích trồng mì lớn như: Lơ Ku, Đak Smar và một số xã phía Bắc có thể sẽ đưa những diện tích thường xuyên bị hạn sang trồng 2 giống mì này”.
Ông Chiêu cũng cho hay, dự án sẽ không thu hồi kinh phí mà chỉ thu lại 40% cây giống để cấp cho các hộ khác, số còn lại các hộ tham gia dự án được phép sử dụng để trồng lại hoặc bán giống. Về hiệu quả kinh tế, dự kiến mỗi ha sẽ thu được 90 triệu đồng (nếu tính giá 1.800 đồng/kg củ tươi), tăng hơn 28 triệu đồng/ha so với giống mì cũ.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Út, hội viên nông dân ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông còn được mọi người nể phục bởi đức tính cần cù, ham học hỏi, chịu khó để vươn lên.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, ấp Phú Chiến, xã Phú Hưng, TP Bến Tre đang thực hiện mô hình nuôi cút lấy trứng và tận dụng phân cút trồng gừng đạt hiệu quả kinh tế cao.
HTX nấm của anh Sách (Hải Dương) cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Hàng trăm hộ dân trồng gừng tại Tiền Giang đang đứng ngồi không yên vì giá xuống thấp, bán không ai mua.
Vào vụ nuôi tôm 2012, người dân các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau hết sức thận trọng, tìm đủ mọi cách ứng dụng kỹ thuật, vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống.