Triển vọng từ các giống mì mới

Đến nay, cây mì phát triển tốt và hứa hẹn sẽ cho năng suất từ 50 tấn đến 60 tấn/ha.
Dự án chọn 2 xã Lơ Ku và Đak Smar làm điểm vì đây là những địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng mì và diện tích trồng mì những năm gần đây tương đối tập trung. Dự án có quy mô 7 ha với sự tham gia của 7 hộ dân, mỗi hộ 1 ha, tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.
Trong đó, có 4 ha trồng xen cây họ đậu và 3 ha trồng thuần cây mì. Theo đánh giá của các hộ tham gia dự án, đến nay, cả 2 giống mì KM140 và Km419 đều sinh trưởng và phát triển tốt, cây mì chắc khỏe và chưa phát hiện dịch bệnh.
Anh Đinh Phơi bên 1 ha mì dự án của mình.
Anh Đinh Bới, làng Krối, xã Lơ Ku tham gia dự án với diện tích 1 ha mì xen đậu đen, chia sẻ: Mình bắt đầu trồng từ tháng 4-2015. Đến nay, cây đậu đã cho thu hoạch, mình tận dụng cây và vỏ đậu để đắp cho cây mì nên đất có độ ẩm cao, cây mì phát triển tốt. Một số cây mì đã ra củ non với số lượng khá nhiều, khả năng cho năng suất sẽ cao và dự kiến nhà mình sẽ thu được ít nhất 40 triệu đồng từ diện tích mì này chứ không phải cứ dao động trên dưới 30 triệu đồng như trồng giống KM94.
Anh Đinh Phơi, làng Drang, xã Lơ Ku cũng trồng 1 ha mì dự án cho hay: “Đến nay cây mì phát triển rất nhanh và chưa bị sâu bệnh hại nên tôi nghĩ khả năng cho năng suất và chất lượng củ sẽ cao hơn so với các giống mì khác. Phần nữa, người dân còn có thu nhập thêm từ đậu trồng xen mì nên đã có rất nhiều hộ trong xã muốn tham gia trồng loại giống này.
Được biết, 2 giống mì nói trên có thời gian sinh trưởng từ 8 tháng đến 10 tháng, chiều cao cây trung bình 1,8 đến 2 mét, năng suất trung bình từ 60 tấn đến 70 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 30%. Đây là giống có chất lượng, hàm lượng tinh bột cao hơn so với các giống mì trên địa bàn huyện đã triển khai.
Qua tìm hiểu, hiện tại, một số hộ cây mì đã ra củ non và 2 giống mì này chưa phát hiện có sâu bệnh hại như một số huyện khác trên cây mì đã có bệnh chổi rồng, hoặc một số bệnh do nấm.
Ông Nguyễn Hữu Chiêu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Chủ nhiệm dự án, cho biết: Qua theo dõi cho thấy đây là 2 loại giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy dự kiến cuối năm chúng tôi sẽ tổng kết mô hình này.
Trên cơ sở đó đánh giá một cách khách quan về khoa học, cơ sở thực tiễn để nhân ra trên diện rộng. Đặc biệt là những xã có diện tích trồng mì lớn như: Lơ Ku, Đak Smar và một số xã phía Bắc có thể sẽ đưa những diện tích thường xuyên bị hạn sang trồng 2 giống mì này”.
Ông Chiêu cũng cho hay, dự án sẽ không thu hồi kinh phí mà chỉ thu lại 40% cây giống để cấp cho các hộ khác, số còn lại các hộ tham gia dự án được phép sử dụng để trồng lại hoặc bán giống. Về hiệu quả kinh tế, dự kiến mỗi ha sẽ thu được 90 triệu đồng (nếu tính giá 1.800 đồng/kg củ tươi), tăng hơn 28 triệu đồng/ha so với giống mì cũ.
Related news

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.

Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.

Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...