Triển Vọng Mô Hình Nuôi Vịt Trời Tại Thái Bảo (Bắc Ninh)

Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.
Năm 2013 qua tìm hiểu, ông Trần Đình Tập lặn lội lên Bắc Giang mua về 20 con vịt trời giống, dày công chăm chút sau 6 tháng đàn vịt trời gia đình ông bắt đầu đẻ trứng, ông chọn ra 9 con cái và 2 con đực có chất lượng tốt nhất. Đàn vịt giống đẻ khá đều, mỗi ngày có 7 - 8 quả và cứ sau 5 ngày ông gom trứng lại đến nhờ các lò ấp nở trong vùng ấp hộ.
Đàn vịt con nở ra đến đâu ông đem về nuôi đến đấy, vậy mà chỉ sau hơn 2 tháng đàn vịt trời của gia đình ông đã có tới trên 400 con, khi đó chuồng trại đã chật ông đem vịt con bán lại cho các hộ trong vùng với giá 30.000 đồng/con, đàn vịt thương phẩm nuôi sau 3,5 tháng cũng được xuất chuồng, trọng lượng từ 1 - 1,2 kg, được các nhà hàng đặt mua với giá 160.000 đồng 1 con, vậy là chỉ sau gần 1 năm nuôi vịt trời gia đình ông có thu nhập trên 60 triệu đồng.
Qua nuôi vịt trời ông rút ra một số kinh nghiệm như: vịt con khi nở ra phải úm khoảng 20 ngày, cho ăn thức ăn của vịt con, sau đó là thả ra ao và luyện cho vịt ăn thóc, ngô, rồi bỏ hẳn thức ăn công nghiệp. Vịt trời rất nhát lên cần chọn những nơi yên tĩnh, có ao, có vườn để vịt được thoải mái. Tỷ lệ ghép đôi phù hợp nhất là 5 con cái với 1 con đực. Để tránh vịt thất thoát cũng cần quây lưới xung quang khu vực chăn nuôi và chống chuột, mèo khi vịt còn nhỏ.
Vốn là người chăn nuôi từ nhiều năm nay, nhưng từ khi nuôi thử nghiệm giống vịt trời cho thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với nuôi vịt thường, bởi vịt trời tiêu tốn thức ăn ít hơn, vịt có khả năng kháng bệnh rất cao, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Đặc biệt đầu ra và giá cả luôn ổn định, nếu như vào khoảng tháng 9 tháng 10 giá vịt ta 38.000 đồng/kg, con vịt 2 kg cũng chỉ được gần 80.000, trong khi một con vịt trời đã có giá tới 160.000 đồng.
Từ thành công ban đầu hiện nay gia đình ông Trần Đình Tập gây đàn vịt sinh sản lên 80 con, đồng thời ông vẫn duy trì nuôi vịt thương phẩm mỗi lứa khoảng 40 con, nuôi gối nhau, cứ khoảng 5 - 7 ngày lại xuất một lứa. Do vịt nuôi thả chất lượng tốt nên khách hàng đến mua rất đông, không đủ vịt để bán, tuy nhiên để sản xuất ổn định ông đã liên kết với một số thương lái bao tiêu sản phẩm không lo về thị trường tiêu thụ.
Nhận thấy chăn nuôi vịt trời rất có tiềm năng nên nhiều hộ chăn nuôi trong vùng đến tham quan, học tập kinh nghiệm, gia đình ông cung cấp con giống cho 5 trang trại khác với đàn vịt giống trên 200 con. Nuôi vịt trời là nghề khá mới mẻ đối với người dân Gia Bình, tuy nhiên từ thành công của mô hình gia đình ông Trần Đình Tập, sẽ mở ra một hướng làm ăn mới, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
Nguồn bài viết: http://baobacninh.com.vn/news_detail/85088/trien-vong-mo-hinh-nuoi-vit-troi-tai-thai-bao.html
Có thể bạn quan tâm

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.