Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn, mặn gay gắt

Hạn, mặn gay gắt
Ngày đăng: 20/10/2015

Tổng lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mê Kông về ĐBSCL thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40%.

Với tình hình này khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam bộ sẽ cao và sớm hơn cùng kỳ của năm trước.

Vụ ĐX 2015 - 2016 cần chủ động phòng chống để hạn chế thiệt hại.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Từ đầu năm 2015 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng đến 6.499 ha lúa và 3,5 ha hoa màu trên địa bàn tỉnh.

Xâm nhập mặn làm thiếu nước sinh hoạt và SX ở 3 huyện ven biển.

Mặn 20 phần nghìn đã xâm nhập sâu vào các kênh nội đồng gây ảnh hưởng đến nguồn nước thô cung cấp cho các trạm cấp nước ở vùng sâu.

Trước tình hình này, UBND tỉnh đã giao Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch phòng chống thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, vụ vừa qua, Tiền Giang có hơn 2.000 ha lúa bị thiệt hại, tỉnh phải trích ngân sách hỗ trợ.

Nước sạch cũng thiếu trầm trọng, phải vận chuyển từ vùng ngọt về phục vụ người dân huyện Tân Phú Đông.

Với tình hình này, mùa khô lại càng khó khăn.

Tỉnh xin chủ trương Trung ương đầu tư hệ thống dẫn nước ngọt từ sông Tiền sang phục vụ cho dự án ngọt hóa Gò Công.

Từ năm 2014 – 2015, Nam bộ có khoảng 30.368 ha đất SX thiếu nước và bị hạn hán, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến năng suất.

Khu vực Đông Nam bộ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho lúa, cây trồng cạn vào giữa và cuối tháng 4/2015, tập trung chủ yếu ở Bình Phước.

Khu vực ĐBSCL cuối tháng 2, đầu tháng 3/2015 xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu...

Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết, mỗi năm Hậu Giang phải đắp 80 đập thời vụ để bảo vệ 5.000 ha đất SX của TP Vị Thanh và TX Long Mỹ.

Mỗi đập tốn khoảng 3 - 4 triệu đồng.

Làm riết rồi không còn đất đắp nên địa phương kiến nghị Tổng cục Thủy lợi nghiên cứu và đầu tư cho Hậu Giang xây dựng đập sà lan di động. "Hậu Giang đang rất lo nước mặn từ Cà Mau và Bạc Liêu theo sông từ Quản lộ Phụng Hiệp xâm nhập sâu làm ảnh hưởng đến vùng cây ăn trái.

Giải pháp Hậu Giang làm được hằng năm là nạo vét kênh mương nội đồng giữ nước ngọt.

Đề nghị Tổng cục Thủy lợi đầu tư cho đập sà lan để ngăn mặn triệt để".

Ở Long An, vụ ĐX này SX 232.000 ha lúa và đã lên kế hoạch chủ động sẵn sàng ứng phó với khô hạn.

Sở NN-PTNT Long An kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ 53 tỷ đồng để nạo vét các công trình thủy lợi nội đồng trữ nước ngọt và chỉ đạo các huyện trồng cây tiết kiệm nước như bắp lai, thanh long, chanh, mè.

Ông Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt cho biết, Cục khuyến cáo các địa phương chỉ đạo SX vụ TĐ 2015 kết thúc sớm để sắp xếp thời vụ SX vụ ĐX 2015 - 2016.

Các địa phương cần xuống giống sớm để tận dụng nguồn nước tưới cho lúa và chủ động thời gian thu hoạch vào tháng 2 và 3 sẽ thuận lợi cho xuất khẩu.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng cục Thủy lợi đề nghị các tỉnh huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt, phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Theo dõi sát tình hình diễn biến của nguồn nước để kịp thời chỉ đạo SX.

Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm nước. Tăng cường chuyển đổi cây trồng...

"Các địa phương cần chuẩn bị các phương án cấp nước ngọt phục vụ dân sinh cho những vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.

Các cơ quan quản lý khoa học kịp thời dự báo diễn biến thủy văn để giúp địa phương chuyển đổi SX.

Viện nghiên cứu Thủy lợi miền Nam sớm nghiên cứu và sửa lại các công trình thủy lợi không còn phù hợp và cải tiến đập tạm, đập thời vụ bằng công nghệ mới, giúp các địa phương SX bền vững", ông Hùng nói.


Có thể bạn quan tâm

Hoài Nhơn giành thắng lợi vụ Hè Thu Hoài Nhơn giành thắng lợi vụ Hè Thu

Ðến nay, nông dân Hoài Nhơn đã thu hoạch được 4.800 ha lúa Hè Thu, đạt gần 90% diện tích kế hoạch. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh..., nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cũng như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn gần 0,5 tạ/ha so với cùng vụ năm trước.

09/09/2015
Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới Vĩnh Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) đang đổi mới từng ngày. Ðó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

09/09/2015
Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3 Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

09/09/2015
Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.

09/09/2015
Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung

Được biết đến với nhiều công dụng trong giải nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh, vài cơ sở sản xuất trong tỉnh đã đầu tư nghiên cứu phát triển cây chè Dung thành sản phẩm trà, phục vụ người tiêu dùng.

09/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.