Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng

Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng
Ngày đăng: 20/10/2015

Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số một cách thiết thực, hiệu quả, bên cạnh những chính sách hỗ trợ được nêu rõ trong Nghị định 75/2015 NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Chính phủ còn đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người trồng rừng.

Theo đó, ngoài số tiền 5 - 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền để trồng rừng SX phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình còn được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng NN-PTNT cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến mức 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2% năm.

Thời hạn cho vay từ khi trồng cho đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.

Không chỉ cho vay để trồng rừng mà những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

(bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng) còn được vay vốn để phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo cuộc sống.

Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được vay tối đa 50 triệu đồng với lãi suất 1,2% không quá 10 năm.

Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng SX và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thì được cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc lương thực.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.

Với những chính sách tín dụng ưu đãi, người trồng rừng có thể phần nào yên tâm ổn định cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt 255 Tấn Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt 255 Tấn

Ngày 19/6, UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn huyện đưa 415 ha diện tích mặt nước vào nuôi, trồng thủy hải sản. Trong đó, nuôi tôm trên cát khoảng 89,31 ha; nuôi cá nước ngọt 325 ha và 280 lồng cá. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 255 tấn (khai thác biển 233 tấn và khai thác sông đầm 22 tấn).

22/06/2012
Trồng Đậu Nành Luân Canh Với Lúa Đông Xuân Trồng Đậu Nành Luân Canh Với Lúa Đông Xuân

Việc trồng một vụ đậu nành thay cho lúa hè thu luân canh sau lúa đông xuân được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có những lợi ích nhất định.

20/04/2012
Đều Phải Là Rau Sạch Đều Phải Là Rau Sạch

Hiện nay rau trên diện rộng đều là rau không sạch, rau không an toàn. Nguyên nhân có nhiều: Một là, dùng các thuốc trừ sâu quá độc hại, dùng quá liều lượng cho phép và dùng đến tận gần lúc thu hoạch. Hai là, nhiều thuốc trừ sâu ngoài danh mục cho phép (như các loại Lân hữu cơ, Clo hữu cơ) vẫn được nhập lậu từ Trung Quốc sang.

15/07/2012
Báo An Giang, 19/04/2012 Báo An Giang, 19/04/2012

Trong số những bè nuôi cá ba sa, cá chình, cá lăng nha, cá chạch lấu… ở An Phú (An Giang), chỉ có một chủ bè thử nghiệm nuôi cá heo nhưng rất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mỗi năm, bè nuôi cá heo này thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, được Trạm Khuyến nông huyện theo dõi đánh giá và nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn.

20/04/2012
Báo Vĩnh Long, 21/06/2012 Báo Vĩnh Long, 21/06/2012

Phân loại để làm tăng giá trị của cây hành.

23/06/2012