Triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo

Cụ thể, đợt I từ ngày 1-4 đến ngày 26-4-2015; đợt II từ ngày 1-10 đến ngày 26-10-2015. Qua đó nhằm tạo được miễn dịch và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên trong quần thể gia súc đối với bệnh LMLM và dịch tả heo.
Đối với hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, gia trại qui mô nuôi từ 200 con trở xuống được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, tiền công tiêm phòng và chi phí kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng; Trang trại chăn nuôi gia súc có tổng đàn trên 200 con được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, không hỗ trợ tiền công tiêm phòng và chi phí kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng.
Đối với các cơ sở nuôi gia công cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chủ cơ sở tự chi trả kinh phí tiêm phòng và kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng. Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi heo đã đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM và dịch tả (không phân biệt nguồn vốn đầu tư) được hỗ trợ kinh phí xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM và dịch tả theo kế hoạch thực hiện dự án an toàn dịch bệnh động vật năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Related news

Theo quy hoạch của ngành điện Trà Vinh, sản lượng điện cho nuôi tôm vỏn vẹn 670.000 kWh. Nhưng chỉ tính đến năm 2013, sản lượng điện thực tế phục vụ nuôi tôm đã lên tới 34 triệu kWh, gấp hàng chục lần quy hoạch. Sự lệch pha giữa quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch điện đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của bà con.

Sau vụ việc cơ sở thu mua chuối ngâm hóa chất của ông Hoàng Phú Tới bị xử phạt, người trồng chuối ở Tịnh Hà (Sơn Tịnh) lại bắt đầu một mùa chuối mới với đầy hy vọng. Tuy vậy, nỗi lo mất mùa vẫn đè nặng lên người trồng chuối nơi đây.

Australia là một trong những nước có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này, nên, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn nữa.

Cùng với đó, một số hộ dân trong xã đã có sẵn chuồng trại và kinh nghiệm chăn nuôi dê. Trên thực tế, chăn nuôi dê đã phát triển ở xã từ khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do chưa được quy hoạch cụ thể về vùng chăn nuôi, đa số các hộ đều nuôi dê tự phát và chăn thả tự do ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Thêm vào đó, để bắt đầu nuôi dê cần khá nhiều vốn vì giá dê giống luôn ở mức khá cao, một con dê sinh sản nặng 30kg có giá khoảng 3-4 triệu đồng.

Đưa chúng tôi đi thăm khu trang trại, ông Ngọc vui vẻ cho biết, đối với ông, nuôi hươu, nai không phải là mới mẻ. Từ năm 2000, nhà ông đã nuôi hươu, nai rồi, nhưng lúc đó do điều kiện kinh tế eo hẹp nên chỉ nuôi được 4 con hươu, nai để tận dụng diện tích 2ha đất đồi của nhà. Qua quá trình nuôi, ông nhận thấy 2 loài động vật này phát triển tốt, ổn định và phù hợp với điều kiện khí hậu ở đây.