Triển khai phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn
Vì vậy, việc phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn là nhiệm vụ cấp bách phải làm ngay và phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. UBND huyện yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm được tác hại của bệnh dịch này; tiến hành điều tra nắm được chính xác diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại ở các mức độ để có biện pháp tiêu hủy kịp thời, tránh lây lan.
UBND các xã, thị trấn khẩn trương thành lập ban chỉ đạo và tổ dập dịch ở các thôn, buôn. Phòng NN-PTNT huyện, Trạm Bảo vệ thực vật huyện thường xuyên bám sát địa bàn hướng dẫn nhân dân cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ tổng hợp... để khống chế hoàn toàn rệp sáp bột hồng gây hại sắn trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày giữa tháng 3, gia đình ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình đang tưới nước đợt 3 cho 2 ha cà phê. Theo ông Tuất thì năm nay thời tiết có những biểu hiện là sẽ khô hạn hơn năm ngoái nên ông chú trọng vào những biện pháp canh tác nhằm đảm bảo an toàn cho vườn cây.
Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.
Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.
Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.