Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Bình Thuận Hướng Tới VietGAP Hóa Diện Tích Hiện Có

Thanh Long Bình Thuận Hướng Tới VietGAP Hóa Diện Tích Hiện Có
Ngày đăng: 10/08/2013

Thanh long hiện được xác định là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, đồng thời còn dẫn đầu danh sách trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả và phát triển bền vững, địa phương cùng ngành chức năng cần nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp thật căn cơ. Và một trong nhóm giải pháp mà Sở Công thương tính đến có đề cập hướng VietGAP hóa diện tích thanh long hiện có…

Do bị phá vỡ quy hoạch, nên hiện tại Bình Thuận đặt ra mục tiêu thực tế hơn: Đến năm 2015 diện tích thanh long đạt 20.000 ha, còn vào năm 2020 ổn định khoảng 20.500 ha. Mục tiêu này cho thấy, địa phương sẽ quyết liệt trong quản lý chặt chẽ diện tích quy hoạch trồng thanh long và không để phát triển tràn lan. Thay vào đó là tập trung nguồn lực đầu tư vào những lĩnh vực liên quan, tiến tới VietGAP hóa diện tích thanh long hiện có trên địa bàn Bình Thuận.

Muốn được vậy, những giải pháp liên quan đến khâu sản xuất sản phẩm lợi thế này phải được quan tâm đúng mức, nhằm khuyến khích các hộ nông dân tích cực tham gia. Trước mắt, công tác tuyên truyền và tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích thanh long theo quy trình GAP (VietGAP, GlobalGAP) đã được đẩy mạnh.

Mặt khác, việc thanh kiểm tra nhằm ngăn chặn lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên sản phẩm thanh long cũng được tăng cường. Song song đó tỉnh còn chú trọng quản lý, giám sát chặt chẽ những đối tượng sâu hại để kịp thời triển khai biện pháp phòng chống bệnh hữu hiệu. Đặc biệt là trong kiểm soát bệnh ruồi đục trái thanh long - đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt của nhiều thị trường nhập khẩu trọng điểm…

Với giải pháp lâu dài, việc phát triển hệ thống thủy lợi bền vững nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho các vùng chuyên canh phải được quan tâm hơn. Vấn đề quan trọng nữa là ngành chức năng cần khẩn trương đầu tư, nâng cấp các trạm trạm biến áp, ưu tiên cấp điện đầy đủ và ổn định cho sản xuất thanh long trong vùng quy hoạch. Đối với công tác khuyến nông, địa phương sẽ tiếp tục tập trung chuyển giao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học mới. Qua đó, không những góp phần tăng năng suất lẫn chất lượng sản phẩm mà còn làm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của trái thanh long Bình Thuận trên thị trường.

Cũng theo giải pháp đề xuất của Sở Công thương, các ngành liên quan cần nghiên cứu, rà soát nội dung một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về vấn đề này. Từ đó vận dụng nguồn vốn ưu đãi đầu tư, cải tạo hệ thống giao thông, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải cho phù hợp yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Hoặc dành hỗ trợ kinh phí lấy mẫu, kiểm tra mẫu về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh còn khuyến khích doanh nghiệp tham gia cải tiến công nghệ, đầu tư thiết bị đạt chuẩn trong xử lý, sơ chế, chế biến và bảo quản thanh long an toàn…

Bình Thuận đang đặt mục tiêu đến năm 2015 có 10.000/20.000 ha thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, còn vào năm 2020 đạt 90% trong tổng diện tích 20.500 ha. Do vậy ngay từ bây giờ, việc tập trung chỉ đạo sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn tương đương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi chỉ khi nào thành công trong VietGAP hóa diện tích hiện có, thì khi đó địa phương mới “rộng đường” tính toán đầu ra cho trái thanh long.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Xà Cừ Lãi Lớn Trồng Xà Cừ Lãi Lớn

Thời gian qua, một số nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bỏ cây tràm chuyển qua trồng cây xà cừ. Theo các hộ dân, trồng xà cừ lợi nhuận cao hơn 3 lần trồng tràm và tốn ít công hơn. Ông Hồ Sơn Tư, chủ trang trại lớn ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai), cho biết với diện tích khoảng 25 hécta xà cừ năm thứ 12 - 13, hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ tới hỏi mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/m3. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 600 triệu đồng/hécta.

09/07/2013
2.195 Ha Vườn Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao 2.195 Ha Vườn Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

09/07/2013
Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.

09/07/2013
Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Bền Vững Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Bền Vững

Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.

10/07/2013
Người Nuôi Cá Lồng Bè Kéo Ghe Ra Sông Phản Đối Việc Hút Cát Gây Ô Nhiễm Người Nuôi Cá Lồng Bè Kéo Ghe Ra Sông Phản Đối Việc Hút Cát Gây Ô Nhiễm

Khoảng 8 giờ ngày 8-7, người dân nuôi cá bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đi trên hàng chục chiếc ghe kéo ra sông để phản đối việc Công ty CP Hoàng Linh hút cát vì cho rằng việc hút cát gây ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ cá lồng bè bị chết hàng loạt.

10/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.