Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa
Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.
Dự án nói trên có cơ sở khoa học và thực tiễn bởi nghề trồng nấm ở Thái Nguyên đang phát triển mạnh. Từ nghề trồng nấm, hàng năm, các đơn vị, doanh nghiệp trồng nấm trên địa bàn tỉnh có khoảng 60.000 - 80.000 tấn rơm rạ, hàng trăm tấn mùn cưa các loại thải ra. Để tận dụng sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nấm, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất nấm và cung cấp nguyên liệu giá thể sạch phục vụ nhu cầu trồng rau và hoa, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để trồng rau, hoa trong chậu.
Dự án sẽ được triển khai thực hiện tại 8 huyện, thành, thị có cơ sở sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh; 5 doanh nghiệp và 6 hợp tác xã sản xuất nấm lớn tại các huyện như: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương. Dự án được xây dựng gồm các nội dung: Khảo sát chọn điểm triển khai Dự án tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ đang sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh; đánh giá, phân loại nguồn vật liệu (phế thải trồng nấm từ mùn cưa, rơm) tại các cơ sở, nhà máy; tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ (quy trình xử lý bã nấm, phối trộn bã nấm…); xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ xử lý bã nấm…
Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã đi tham quan quy trình xử lý bã nấm làm từ mùn cưa, rơm và bông phế thải, quy trình phối trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng phục vụ trồng rau, hoa tại công ty Cổ phần Nhật Sơn, xóm Cây Châm, xã Động Đạt, Phú Lương (ảnh).
Có thể bạn quan tâm
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, do nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất, hàng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), giá các mặt hàng thủy hải sản giảm mạnh, khoảng 20 - 30% so với đầu năm 2014.
Thời gian qua ở Đồng Nai, giá heo hơi liên tục tăng và hiện đang đứng ở mức 53-55 ngàn đồng/kg, mức cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Gà lông màu cũng tăng giá mạnh, ở mức người chăn nuôi có lãi: từ 40-44 ngàn đồng/kg. Do đó, người chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai đang mạnh dạn tái đàn, tăng đàn.
Tháng 5 – 6 là mùa trái cây chín rộ ở miền Nam. Dạo quanh các chợ hay các lề đường ở TP.Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy các loại trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt, dâu xanh, dâu Hạ Châu..., bày bán với giá rẻ bất ngờ.
Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...