Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.
Dự hội nghị có các ông: Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản cùng đại diện lãnh đạo Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng Cục thủy sản, Sở NT và PTNT, Chi Cục thủy sản, Chi Cục Thú y các tỉnh phía Nam.
Năm 2013, cả nước có 30 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi hơn 654.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm chân trắng 64.000ha, tôm sú 590.000 ha. Sản lượng đạt 540.934 tấn. Gía trị xuất khẩu tôm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó có 1.722 cơ sở sản xuất tôm sú và 583 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng. Sản lượng đạt khoảng 68,4 tỷ tôm giống, tăng 10% so với năm 2012.
Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Tổng Cục thủy sản đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm, tổng hợp ý kiến của các địa phương tại Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2013. Đây là cơ sở để làm căn cứ xây dựng khu vụ mùa thả tôm nước lợ năm 2014.
Tại hội nghị, kế hoạch nuôi trồng và giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2014 đã được triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ dân nuôi tôm ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết giá tôm sú liên tục bị giảm trong thời gian gần đây. Hiện giá tôm loại 20 con/kg chỉ còn 230 ngàn đồng/kg, loại 30 con trên dưới 160 ngàn đồng/kg, loại 40 con khoảng 130 ngàn đồng/kg, giảm từ 60 - 80 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.