Đối thoại chính sách thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản Hà Tĩnh
Mục đích của buổi đối thoại này nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường nông sản, tăng cường hiệu quả của chương trình nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, hộ quy mô nhỏ tại tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời tạo cơ hội thảo luận bàn tròn giữa các doanh nghiệp - người sản xuất - chính quyền địa phương về chính sách phát triển thị trường các sản phẩm nông nghiệp tại Hà Tĩnh;
Cung cấp thêm cho chính quyền địa phương thông tin xác thực về các khó khăn, rào cản đang hạn chế các doanh nghiệp nhỏ vừa tham gia đầu tư và kinh doanh nông nghiệp.
Với tinh thần đó, buổi đối thoại đưa ra 2 chủ đề chính để thảo luận là: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp và quy hoạch nông nghiệp;
Bình đẳng về cơ hội đối với các thành phần kinh tế trong việc tạo lập môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản ở Hà Tĩnh.
Theo đó, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, HTX đã xoay quanh những vấn đề khó khăn hiện nay như:
Việc liên kết với người dân gặp không ít trở ngại vì đa phần còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách mà chưa nghĩ đến việc phát triển sản xuất bền vững; các điều kiện, thủ tục tiếp cận một số chính sách cũng gặp không ít khó khăn.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã trả lời một số câu hỏi đặt ra từ Đại sứ quán Canada, Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Phát triển (RED) về tình hình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.
Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.
Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.
Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.
Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.