Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.
Theo đó, huyện chỉ đạo các đơn vị hoàn thành và đưa vào nề nếp công tác quy hoạch NTTS trên các vịnh theo Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND thành phố; thường xuyên tổ chức kiểm tra và xử lý vệ sinh môi trường trên các vịnh. Huyện chủ trương khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ven bờ một cách bền vững, củng cố nghề đánh bắt thuỷ sản truyền thống đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Huyện triển khai từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm thuỷ sản nuôi của Cát Hải; tổ chức các đợt công tác hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, chăm sóc các giống thủy sản; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học và công nghệ cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Được xem là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, sản lượng khai thác hải sản hàng năm của Bình Thuận đạt từ 160.000 - 180.000 tấn. Trong đó, nhiều loại hải đặc sản có giá trị xuất khẩu cao đã góp phần đem lại kim ngạch hàng chục triệu USD/năm cho địa phương và chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh…

Theo Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long, giá thành sản xuất lúa Đông Xuân 2013- 2014 bình quân ở mức 3.427đ/kg. Với giá bán lúa bình quân 5.000đ/kg, nông dân còn lời 1.573đ/kg, đạt tỷ lệ 31,45%.

Ngày 26/4, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư kết hợp với UBND xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) hội thảo mô hình luân canh lúa - tôm tại ấp 6, xã Nguyễn Phích.

Những ngày này, người làm công tác khuyến nông tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ái ngại nhất là nghe nông dân than: “Các ông chỉ mần cái chi đi, không là tui đi Bình Dương đó”…

Ninh Hòa là địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, với hơn 11.500 ha. Niên vụ mía 2013-2014, thu nhập của người trồng mía nơi đây giảm nhiều hơn so với mọi năm.