Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh
Với tổng kinh phí 26,246 tỷ đồng. Trong đó: chi phí xây dựng 23,541 tỷ đồng, còn lại chi phí thiết bị dự phòng phí, tư vấn, quản lý và chi phí khác 2,705 tỷ đồng.
Công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản là công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III, được xây dựng với quy mô san lấp mặt bằng 08 ha (khối lượng đào 27.180m3, khối lượng đắp 99.891m3….);
San lấp sân đường chiều dài 1.907m; hệ thống thoát nước phi 800, chiều dài 1.747m; hệ thống cấp điện: đường dây 03 pha trên không, trạm biến áp 03 pha 400 kVA…
Khi được xây dựng hoàn thành, Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản sẽ có công suất thiết kế 2,5 tỷ con giống/năm.
Trong đó: sản xuất 200 triệu con tôm sú và tôm thẻ chân trắng, 2 tỷ con nghêu giống cấp I, 200 triệu cua biển giống, 100 triệu sò huyết giống và một số giống cá đặc sản nuôi nước mặn, lợ khác đảm bảo đạt chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu của người nuôi ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện có trên 120 ha diện tích nuôi tôm đang chiếm dụng lòng sông Trường Giang.
Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…
Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.
Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.
Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...