Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của Campuchia

Mặc dù tham gia xuất khẩu gạo từ năm 2009, nghĩa là chỉ mới 5 năm, nhưng hiện nay gạo của Campuchia đã có mặt tại 53 quốc gia trên thế giới, trong đó có hơn một nửa xuất sang châu Âu.
Công ty xuất khẩu gạo Vong Bun Heng là 1 trong 8 công ty ở Campuchia đang tham gia xuất khẩu gạo Phka Romdoul ra nước ngoài.
Trong năm 2014, công ty đã xuất khẩu gạo Phka Romdoul sang châu Âu trên 30.000 tấn.
Campuchia hiện đã gần như đuổi kịp Thái Lan khi có tới 8 thương hiệu để trình làng tại Hội chợ Thương mại Lương thực tổ chức ở Bangkok vào năm ngoái.
Đặc biệt, 2014 là năm thứ 3 liên tiếp gạo lài Campuchia hay còn gọi là Phka Romdoul được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới.
Đến nay, Campuchia đã có 72 công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, Chính phủ Campuchia còn cho phép tư nhân tham gia vào mảng vận hành, bảo trì 10 kho lúa với sức chứa 1,2 triệu tấn lúa/gạo.
Ở đó, nông dân và cơ sở xay xát cũng được khuyến khích trữ lúa với một mức phí nhất định và có thể sử dụng lượng lúa gạo trong kho để thế chấp vay ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 05/10 đến 09/10/2015, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE đều tăng so với cuối tuần trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng đầu của Việt Nam, chiếm 37,7% tỷ trọng.

Ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ ở xã Thạnh Tân, TP.Tây Ninh có thể xem là người đầu tiên đưa cây phật thủ về trồng thử nghiệm trên đất Tây Ninh.

Nho xanh không hạt được quảng cáo là nho Ninh Thuận đang được bán tại nhiều vỉa hè ở Hà Nội, điều đáng nói giá nho xanh rất rẻ chỉ 35.000 đồng/kg.

Giá cao su tại thị trường châu Á tăng trước đồn đoán nguồn cung cao su tại Indonesia giảm.