Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 23.000ha Quế, Thảo Quả Áp Dụng Kỹ Thuật Canh Tác Bền Vững

Trên 23.000ha Quế, Thảo Quả Áp Dụng Kỹ Thuật Canh Tác Bền Vững
Ngày đăng: 27/12/2014

Ngày 16/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động Dự án “Gia vị cuộc sống”, thúc đẩy ngành gia vị góp phần xóa đói giảm nghèo tại cộng đồng dân tộc thiểu số tại Yên Bái năm 2014 và phương hướng thực hiện Dự án năm 2015.

Dự án Gia vị cuộc sống được thực hiện tại Yên Bái từ tháng 3/2014. với 2 chuỗi giá trị gia vị quế và thảo quả. Trong đó, chuỗi giá trị quế được thực hiện tại 5 xã thuộc 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; chuỗi giá trị thảo quả được thực hiện tại 2 xã thuộc huyện vùng cao Mù Cang Chải. Mục tiêu dự án đến hết năm 2016 sẽ hỗ trợ được 3.000 hộ nông dân, trong đó có ít nhất 1.200 hộ nông dân trồng quế và 800 hộ dân trồng thảo quả, tăng 10% thu nhập hàng năm từ gia vị so với số liệu trong nghiên cứu ban đầu và 10.000ha rừng hay 30% diện tích rừng sản xuất gia vị áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững.
Năm 2014, đã có 23 hoạt động của dự án được thực hiện bao gồm: Các hoạt động hỗ trợ thành lập và hoạt động của nhóm nông dân sở thích; các hoạt động cho cán bộ chủ chốt và nhóm các hoạt động thị trường và chính sách cho phát triển ngành. Thông qua các hoạt động của dự án đã giúp 50 nhóm nông dân sở thích, lãnh đạo xã, cán bộ nòng cốt được tiếp cận với kỹ thuật mới có khả năng chủ động lập kế hoạch, quản lý sản xuất, thu hoạch chế biến gắn với bảo vệ tài nguyên rừng bền vững. Thông qua Dự án đã có 704 ha thảo quả và trên 16.000ha quế được áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững; bước đầu đã có sự hình thành mối liên kết tư thương và các hộ sản xuất; tăng năng suất, nâng cao chất lượng các sản phẩm gia vị quế, thảo quả.
Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Rau VietGAP Bí Đầu Ra Rau VietGAP Bí Đầu Ra

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

16/08/2014
Bám Víu Nghề Dâu Tằm Bám Víu Nghề Dâu Tằm

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

16/08/2014
Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7 Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

16/08/2014
Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014 Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

16/08/2014
Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

16/08/2014