Nam Miền Trung Chia Sẻ Cùng Ngành Tôm
Luôn tâm huyết với nghề và mong muốn doanh nghiệp Việt tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực thủy sản nước nhà, ông Nguyễn Hoàng Anh (ảnh dưới) - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung có nhiều chia sẻ với Thủy sản Việt Nam.
Trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn của Việt Nam, bí quyết thành công của Nam Miền Trung là gì, thưa ông?
Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước. Bởi chúng tôi hiểu, chính người nuôi tôm tin dùng và ủng hộ tôm giống Nam Miền Trung để Công ty có được thành công như hôm nay và phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai. Do đó, chúng tôi cam kết sẽ làm tất cả những gì tốt nhất vì lợi ích người nuôi tôm Việt Nam.
Theo ông, khó khăn nhất của ngành tôm hiện nay là gì?
Trong những năm qua, ngành tôm phát triển rất mạnh, cả về số lượng con người mới vào nghề và quy mô, diện tích, sản lượng… Cùng đó là các chính sách liên quan, cũng như việc mỗi địa phương chưa điều chỉnh quy hoạch kịp thời và chưa thống nhất việc quản lý kiểm soát chất lượng nên tất cả các hoạt động đầu tư vào sản xuất đã vô tình tạo ra mớ hỗn độn, muốn thay đổi hay tạo ra sự khác biệt cũng rất khó.
Sự thật là chúng ta đang "sống chung với lũ". Chuyện trúng tôm, thất tôm, dịch bệnh trở thành chuyện thường ngày… rồi thị trường biến động, giá cả trồi, sụt… Đây là những vấn đề nan giải, cần được sự quan tâm đúng mức của các cấp ngành. Cùng đó là tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và xác định trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân, tập thể, công đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành tôm.
Nam Miền Trung đã và đang làm những gì để chia sẻ với người nuôi tôm?
Tôi là người Việt Nam, vốn doanh nghiệp 100% Việt Nam và cũng rất mong có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên mảnh đất quê hương. Là một trong những nhà sản xuất tôm giống hàng đầu hiện nay, chúng tôi hiểu rõ và luôn sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng cộng đồng người nuôi tôm, nhằm giải quyết phần nào những khó khăn đang gặp phải.
Thấu hiểu ngành tôm Việt Nam, Công ty Nam Miền Trung luôn chủ động tìm mọi giải pháp, trong đó có yếu tố con người, công nghệ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ trong kinh doanh… Công ty đã xây dựng tiêu chí thành một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm rõ ràng, phục vụ cộng đồng người nuôi tôm Việt Nam và sẽ là đơn vị tiên phong hợp tác sâu rộng với cộng đồng nuôi tôm thế giới.
Dự định sắp tới của Công ty là gì, thưa ông?
Công ty Nam Miền Trung đã đầu tư chuyên sâu một chuỗi cơ sở sản xuất tôm giống theo công nghệ hiện đại và quy mô bậc nhất Việt Nam hiện nay tại Bình Thuận; đồng thời sẽ mở rộng phát triển ở những địa phương có lợi thế về môi trường sản xuất, đảm bảo việc sản xuất tôm giống chất lượng cung cấp cho thị trường.
Mục tiêu đến năm 2017, Công ty Nam Miền Trung sẽ trở thành Tập đoàn sản xuất tôm giống đáng tin cậy ở Việt Nam và chúng tôi cam kết sẽ làm tất cả những gì tốt nhất vì lợi ích người nuôi tôm Việt Nam - ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Công ty Nam Miền Trung.
Nguồn bài viết: http://www.thuysanvietnam.com.vn/nam-mien-trung-chia-se-cung-nganh-tom-article-10074.tsvn
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...
Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.
Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).
Tuy nhiên, phải đến khi Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”, công trình này mới mở ra những hy vọng cho nghề nuôi loài ốc nhảy phát triển bền vững.
Vụ này, Ngã Năm (Sóc Trăng) gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên