Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trẻ hóa vườn điều cho năng suất tăng, giá bán cao

Trẻ hóa vườn điều cho năng suất tăng, giá bán cao
Ngày đăng: 20/04/2015

Tò mò, chúng tôi đã nán lại tìm hiểu thực tế hơn 2 ha điều đã được cải tạo ghép chồi của hộ ông Hoàng Trọng Thanh và thu được những kết quả bất ngờ.

“Duyên kỳ ngộ” với kỹ thuật ghép chồi

Tuần đầu tháng 4, gần cuối vụ nhưng trên vườn điều của hộ ông Thanh, nhiều cành có trái chín vàng, trái đang căng tròn chuẩn bị chín nhưng cũng có những chùm non vừa mới nhú. Ông Thanh giải thích: Lợi thế của ghép chồi là trái ra nhiều đợt nhờ mỗi cành có nhiều chồi non, già.

Như vậy, nếu thời tiết không thuận như năm nay, lạnh kéo dài, có sương mù, sương muối và mưa trái mùa làm héo bông, rụng trái đợt này thì sẽ có đợt bông khác. Ra bông và trái nhiều đợt, mùa điều kéo dài hơn nên năng suất, sản lượng tăng theo.

Quê ở Hà Tây, năm 1982, anh em ông Hoàng Trọng Thanh, Hoàng Trọng Thủy theo người thân vào xã Long Hà lập nghiệp. Đó cũng là những năm cây điều phát triển mạnh ở Bình Phước. Bởi trồng điều đầu tư ít, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể trồng xen lúa, bắp lấy lương thực và làm thức ăn chăn nuôi gà, vịt. Có lương thực và thực phẩm tự cung tự cấp nên đa phần các hộ đều mở rộng diện tích điều, bình quân từ 6 - 10 ha/hộ.

Ông Thanh kể về “duyên kỳ ngộ” giúp các hộ ở thôn 10 say với nghề ghép chồi cải tạo vườn điều cho năng suất cao. Đó là những năm đầu thế kỷ XXI, cây điều với năng suất cao nhất chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha, giá cả bấp bênh, không cạnh tranh được với cây cao su đang trên đà tăng giá.

Vì thế, nhiều hộ ở Long Hà đã chặt bỏ vườn điều chuyển qua trồng cao su. “Chặt cây đã gắn bó với mình từ thuở đầu lập nghiệp trên vùng đất mới nghĩ cũng xót. Hơn nữa, đất của mình không phải đất đỏ bazan mà thuộc loại đất trắng bạc màu, có đá, nếu trồng cao su phải đầu tư cao hơn mà năng suất cũng thua người ta.

Tôi có một người cháu làm ở Viện Nông nghiệp miền Trung (đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định) nên có biết kỹ thuật ghép cây, ghép chồi. Vậy là hai anh em tôi đã liều thử nghiệm cưa cành điều già để ghép” - ông Thanh nói.

Năm 2001, anh em ông Thủy thử nghiệm cắt cành ở những cây điều hạt to, trái chùm đẹp ghép vào những thân cây cho trái ít, nhỏ. Bất ngờ sau 2 - 3 năm, những cây điều ghép cải tạo thí nghiệm đã cho năng suất từ 50 - 60kg hạt/cây, gấp hơn 3 lần so với trước. Vậy là năm 2007, anh em ông Thủy triển khai ghép đại trà theo phương pháp cuốn chiếu trong vườn.

Mầm mới đủ tuổi cho thu hoạch thì mới chặt dần những cành cũ, đến khi thay mới hoàn toàn phần thân, ngọn phải mất 4 năm. Đến nay, toàn bộ diện tích điều hơn 10 ha/hộ của anh em ông Thanh đã được trẻ hóa, năng suất đạt từ 4 - 5 tấn/ha. Ở thôn 10 hiện có khoảng 30 ha điều được trẻ hóa theo phương pháp ghép chồi như vậy.

Hạt to, thu hồi nhân cao nên được giá

Ngoài năng suất tăng gấp 2 - 3 lần, vườn điều đã được “trẻ hóa” có hạt to hơn nhờ kế thừa gen của cây mẹ đầu dòng, trung bình 130 hạt/kg, tỷ lệ thu hồi nhân đạt 30 - 33% (trong khi thu hồi đạt trên 28% là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu). Nhờ vậy, giá bán điều tươi của những vườn điều đã được trẻ hóa ở thôn 10 cao hơn 2.000 - 2.500 đồng/kg so với giá thị trường chung.

Khách hàng là các xưởng chế biến điều thân quen ở thị xã Phước Long và xã Long Hà đặt hàng mua trực tiếp. Ngày 8-4, giá điều thô ở Bình Phước giảm từ 27.500 đồng/kg xuống còn 25.500 đồng/kg nhưng điều của gia đình ông Thanh, ông Thủy và các hộ khác ở thôn 10 vẫn bán được giá từ 27.500 - 28.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Kim Nga, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch Hội điều Bình Phước cho biết: Năm 2013, phát hiện một số hộ ở thôn 10, xã Long Hà cải tạo vườn điều bằng phương pháp ghép chồi có kết quả tốt, Hội điều Bình Phước đã báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và mời các chuyên gia ngành điều kiểm tra, đánh giá thực tế và công nhận mô hình tốt, có tính khả thi cao.

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã đầu tư 270 triệu đồng (trong 3 năm) cho 30 mô hình của những hộ có vườn điều đã “trẻ hóa” ở xã Long Hà chăm sóc theo phương thức bón phân, xịt thuốc sinh học. Mô hình điều ghép ở Long Hà cũng đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát về thăm và đánh giá là mô hình tốt, cần được nhân rộng cho nông dân trồng điều trong tỉnh học hỏi làm theo.

Ông Thanh cho biết: “2 năm nay, mô hình cải tạo “trẻ hóa” vườn điều bằng phương pháp ghép chồi ở thôn 10 đã được nhiều nông dân trong tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Thông qua hội nông dân các cấp, các thành viên trong mô hình cải tạo vườn điều già ở Long Hà đã tập huấn kỹ thuật phương pháp ghép chồi cho khoảng 2.000 người. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phổ biến kỹ thuật cho nông dân để vườn điều cho năng suất cao nhất và giữ vững diện tích.

Khi ghép cải tạo vườn điều cần chọn những cây có trái chùm, hạt to và chắc, vỏ mỏng làm cây đầu dòng để cắt cành. Ghép vào những cây ít hạt, hạt nhỏ và trồng với mật độ dày trong vườn bị giao tán để giúp vườn điều thông thoáng quang hợp tốt, nhờ cành đã cưa bớt để ghép chồi. 1 cây điều ghép cải tạo trong vòng từ 3 - 4 mùa vụ.

Khi ghép phải chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt là sâu đục thân. Bón phân phù hợp, đúng liều lượng, thời điểm để cây điều đủ sức nuôi nhánh, ra bông đậu trái và nuôi dưỡng những cành ghép mới. Ông Hoàng Trọng Thanh ở thôn 10, xã Long Hà (Bù Gia Mập)


Có thể bạn quan tâm

Khó Tái Canh Khi Cà Phê Rớt Giá Khó Tái Canh Khi Cà Phê Rớt Giá

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

31/10/2013
Nguy Cơ Dịch Cúm Gia Cầm Cút Và Yến Ngoài Vòng Kiểm Soát Nguy Cơ Dịch Cúm Gia Cầm Cút Và Yến Ngoài Vòng Kiểm Soát

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.

17/04/2013
Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014

Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây

31/10/2013
Sản Xuất Xoài GlobalGAP Lãi 100 Đến 200 Triệu Đồng Sản Xuất Xoài GlobalGAP Lãi 100 Đến 200 Triệu Đồng

Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới, bình quân mỗi ha trồng xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

17/04/2013
Nỗi Lo Chất Lượng Tàu Cá Nỗi Lo Chất Lượng Tàu Cá

Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?

01/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.