Vụ Mùa Ở Quang Bình
Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.
Hiện cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn đang tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ mùa, từ giống, phân bón đến các loại vật tư nôngnghiệp khác.
Vụ Mùa năm 2014, huyện Quang Bình phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 412 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt là 21.210,91 tấn. Trong đó, diện tích lúa vụ mùa đạt 3.274,3 ha, diện tích thâm canh đạt 3.059 ha và diện tích lúa lai đạt 1.777 ha; diện tích ngô Hè - thu đạt 774 ha, thâm canh 768 ha, ngô lai 678,7 ha.
Diện tích đậu tương Hè - thu đạt 184 ha, sản lượng đậu tương đạt 232,95 tấn; diện tích lạc Hè - thu 475 ha, sản lượng lạc đạt 888,15 tấn. Chè búp tươi đạt 8.468,66 tấn cả năm; sản lượng cam, quýt đạt 3.154,03 tấn. Ngoài ra, phấn đấu vụ 3 gieo trồng 150 ha ngô, 50 ha khoai lang, 30 ha khoai tây, 200 ha rau đậu các loại...
Trong cơ giống lúa, huyện xác định tiếp tục mở rộng diện tích một số giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng gạo ngon như BC15, BG1..., thành vùng tập trung tạo ra vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao thay thế một phần giống lúa cũ kém năng suất. Cùng với đó, huyện cũng đã chỉ đạo thực hiện đúng khung thời vụ, tiếp tục thực hiện thâm canh lúa, ngô, lạc thông qua chương trình đầu tư có thu hồi.
Để đạt được những mục tiêu trên, huyện đã đề ra các giải pháp: Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tập trung chỉ đạo theo hướng đất nào cây nấy, tận dụng tối đa diện tích chủ động nước để mở rộng diện tích gieo cấy lúa; mở rộng diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã: Bằng Lang, Xuân Giang, Vĩ Thượng...
Thực hiện cánh đồng mẫu tại các xã vùng lúa với diện tích 1.009,5 ha, cùng với thực hiện “5 cùng” (cùng làm, cùng một loại giống, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch). Bố trí cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy lúa hợp lý để vừa thâm canh lúa, vừa tạo điều kiện mở rộng diện tích và thâm canh cây vụ Đông.
Tăng cường các biện pháp kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết không thuận như nắng nóng và mưa rào kéo dài từ khi gieo mạ đến nay. Tiếp tục mở rộng diện tích kết quả đề tài nghiên cứu khoa học về mật độ cấy lúa và điều tiết nước giai đoạn cuối đẻ nhánh của cây lúa; tăng cường sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK, Đạm, Lân, Kaly.
Huyện yêu cầu các cơ quan dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng cung cấp nước theo đúng lịch thời vụ gieo trồng, xây dựng mô hình trình diễn các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, chọn lọc và nhân rộng các giống lúa mới có giá trị kinh tế cao; làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh nhằm hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, biện pháp chỉ đạo sản xuất của huyện; biểu dương kịp thời các gương điển hình nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đạt hiệu quả cao.
UBND các xã, thị trấn, các HTX nông nghiệp, cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã căn cứ vào định hướng chỉ đạo của huyện xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất ở địa phương... góp phần cho sản xuất vụ mùa 2014 trên địa bàn huyện giành thắng lợi.
Có thể bạn quan tâm
Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…
Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.
Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.
Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.