Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho HTX Nông Nghiệp Và Dịch Vụ Thành Đông

Sáng 11/3/2014, Cơ quan chứng nhận Công ty Control Union đã trao giấy chứng nhận GlobalGAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc) cho Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông (xã Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long - ảnh), chuyên sản xuất và tiêu thụ khoai lang tím Nhật.
HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP từ năm 2011 với 9 xã viên tham gia. Quá trình thực hiện, xã viên được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn cho người sản xuất và môi trường.
Kết quả, so truyền thống, sản xuất theo GlobalGAP chi phí thấp hơn khoảng 45%, năng suất cao hơn 2,28tấn/ha, doanh thu và lợi nhuận cao hơn từ 46- 57 triệu đồng/ha/năm.
Trước đó, HTX Chôm chôm Java Tân Khánh (xã Tích Thiện- Trà Ôn) và HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước (xã Bình Hoà Phước- Long Hồ) cũng đạt chứng nhận GlobalGAP. Đây là 3 HTX đầu tiên của tỉnh đạt chứng nhận này với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thực hiện từ năm 2011- 2014, với tổng kinh phí 882 triệu đồng. Mỗi chứng nhận có thời hạn là 1 năm.
Trong quá trình thực hành GlobalGAP, 3 HTX này đã cung ứng cho thị trường hơn 1.300 tấn chôm Java và 750 tấn khoai lang an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh- Phó Bộ môn Bảo vệ thực vật- Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, chủ nhiệm đề tài, khó khăn hiện nay là chưa có đầu ra ổn định, sâu bệnh diễn biến phức tạp. Vì vây, để mở rộng mô hình rất cần hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt có kế hoạch hỗ trợ ban chủ nhiệm quản lý và sử dụng giấy chứng nhận hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ triển khai thí điểm mô hình "Nuôi bò thâm canh chuyên thịt" cho nông dân 2 xã Phổ Hòa và thị trấn Đức Phổ. Qua thời gian thực hiện, mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Anh Cao Văn Phương ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa là hộ đầu tiên ở thị xã triển khai mô hình nuôi ếch đem lại lợi ích kinh tế chính đáng cho gia đình.

Từ một người nông dân lam lũ, anh Nguyễn Xuân Khiêm ở thôn Đồng Đò, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) đã vươn lên làm giàu, nhờ sự tính toán năng động, đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.

Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.