Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho HTX Nông Nghiệp Và Dịch Vụ Thành Đông

Sáng 11/3/2014, Cơ quan chứng nhận Công ty Control Union đã trao giấy chứng nhận GlobalGAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc) cho Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông (xã Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long - ảnh), chuyên sản xuất và tiêu thụ khoai lang tím Nhật.
HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đông sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP từ năm 2011 với 9 xã viên tham gia. Quá trình thực hiện, xã viên được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn cho người sản xuất và môi trường.
Kết quả, so truyền thống, sản xuất theo GlobalGAP chi phí thấp hơn khoảng 45%, năng suất cao hơn 2,28tấn/ha, doanh thu và lợi nhuận cao hơn từ 46- 57 triệu đồng/ha/năm.
Trước đó, HTX Chôm chôm Java Tân Khánh (xã Tích Thiện- Trà Ôn) và HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước (xã Bình Hoà Phước- Long Hồ) cũng đạt chứng nhận GlobalGAP. Đây là 3 HTX đầu tiên của tỉnh đạt chứng nhận này với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thực hiện từ năm 2011- 2014, với tổng kinh phí 882 triệu đồng. Mỗi chứng nhận có thời hạn là 1 năm.
Trong quá trình thực hành GlobalGAP, 3 HTX này đã cung ứng cho thị trường hơn 1.300 tấn chôm Java và 750 tấn khoai lang an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh- Phó Bộ môn Bảo vệ thực vật- Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, chủ nhiệm đề tài, khó khăn hiện nay là chưa có đầu ra ổn định, sâu bệnh diễn biến phức tạp. Vì vây, để mở rộng mô hình rất cần hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt có kế hoạch hỗ trợ ban chủ nhiệm quản lý và sử dụng giấy chứng nhận hợp lý.
Related news

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.

Vừa qua, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có mời Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Viện Cây ăn quả miền Nam,… đến nghiên cứu dịch bệnh trên cây cam sành và đã khẳng định bệnh do vi-rút tấn công.

Nông dân đang rất quan tâm đến giống mít Thái siêu sớm, trồng 2 năm đã cho trái. Theo nhiều nhà vườn, với năng suất 40 tấn/ha, giá bán khoảng 15.000 đ/kg như hiện nay, trồng mít có thể đạt lợi nhuận vài trăm triệu đồng/ha. Vì thế, giống mít siêu sớm đang được nhiều nhà vườn chọn để chuyển đổi cây trồng.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.