Trang Trại Tiền Tỷ Của Thanh Niên Giàu Ý Chí

28 tuổi, Hoàng Trung Hiếu (thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái) đã có trong tay một trang trại chăn nuôi tổng hợp giá trị hàng tỷ đồng.
Anh Hiếu kể, thấy bố mẹ làm lụng vất vả cả đời mà vẫn nghèo, qua đọc sách báo, tìm hiểu nhiều nơi anh thấy chăn nuôi là phù hợp để làm giàu. Đất của nhà rộng, anh thuyết phục bố mẹ cho anh làm trang trại chăn nuôi. “Ngày đầu nghe tôi nói mở trang trại chăn nuôi, bố mẹ tôi rất lo vì không có tiền để làm. Nhưng thấy tôi quyết tâm, bố mẹ đã đi vay họ hàng, làng xóm, ngân hàng cho tôi” - Hiếu nhớ lại.
Anh mua xi măng, cát sỏi, đóng gạch ba banh, tự tay xây dựng hệ thống tường. Tiếp đó, anh vay tiền ngân hàng và bạn bè mua 11 nái lợn. Được chăm sóc cẩn thận, đàn lợn của anh lớn rất nhanh. Với 11 lợn nái, mỗi năm anh bán 50-60 con lợn thương phẩm, thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi 40-50 triệu đồng.
Dẫn tôi đi thăm trang trại trên 2ha, Hiếu giới thiệu rừng quế, vườn cây ăn quả đa dạng. Hiếu cho biết thêm, hiện nay trang trại của anh có 4 con hươu, 2 con lấy nhung và 2 con sinh sản. Mỗi năm bán nhung hươu, anh cũng có trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi 250 con gà siêu trứng và gà thịt. Anh dự tính, trong 2 tháng tới khoảng 150 con gà sẽ đẻ trứng, đây cũng là nguồn thu không hề nhỏ. Nhẩm tính, các nguồn thu từ chăn nuôi, mỗi năm anh cũng có ngót nghét 100 triệu đồng. Còn nếu tính cả rừng quế, cây ăn quả trị giá vài tỷ đồng.
Anh Trần Tiến Hưng - Bí thư Huyện đoàn Lục Yên cho biết: “Trang trại của anh Hiếu được đánh giá là mô hình có quy mô lớn nhất huyện, xây dựng rất bài bản, khoa học. Huyện đoàn sẽ nhân rộng mô hình của anh Hiếu cho các đoàn viên học tập”.
Các bạn trẻ muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm làm trang trại của anh Hiếu có thể liên hệ qua số điện thoại: 0917392799.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.

Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.