Trang Trại Nuôi Lợn Thu Tiền Tỷ
Đến xã Đắk Sin, cách thị xã Gia Nghĩa của huyện Đắk RLấp khoảng 47 km, tôi cùng chị Quyên - phó chủ tịch xã đi thăm một số trang trại chăn nuôi heo (lợn) sinh sản và heo thịt. Địa điểm cuối cùng chúng tôi dừng chân là trang trại của anh Nguyễn Văn Hưởng ở thôn 3. Năm 2006, gia đình anh quyết định đầu tư 1,4 tỷ đồng xây dựng một trang trại nuôi heo siêu nạc “bài bản” mà trước đó ở Đắk Nông chưa ai dám làm.
Với tổng diện tích trang trại là 6.000 m2, trong đó có 4 dãy chuồng trên 1.000 m2, trang trại heo của anh Hưởng được xem là “hoành tráng” nhất của tỉnh hiện nay. Trang trại được xây dựng khép kín, phía trong chia thành từng ô lớn, nhỏ khác nhau. Heo mẹ, heo thịt, heo con, heo đang mang thai, heo đực,… tuỳ theo loại được nuôi riêng. Theo định kỳ, hàng tháng, bác sỹ hoặc cán bộ thú y của những công ty chăn nuôi lớn ở TP.HCM lên thăm khám và chích thuốc phòng bệnh.
Trước khi cho heo ăn, toàn bộ máng đựng thức ăn đều được dùng khăn sạch lau khô cẩn thận. Mặc dù trang trại luôn có 60 con heo sinh sản và 500-600 con heo thịt nhưng không hề gây ô nhiễm bởi đàn heo thường xuyên được tắm rửa. Quá trình chăm sóc, toàn bộ chất thải trong chăn nuôi đều được xử lý khép kín bằng hệ thống hầm biogas. Cũng từ việc tận dụng chất thải mà gia đình anh đã cung cấp gas cho nhiều hộ khác trong xóm sử dụng.
Theo anh Hưởng, đầu tư lớn thì phải tính toán khoa học. Từ sản xuất con giống đến bán heo thịt phải biết chính xác lãi lỗ. Mỗi năm, tiền thức ăn cho đàn heo trên 1,5 tỷ đồng, nếu không tính toán chính xác thì lỗ sẽ không nhỏ. Rồi chi phí như khấu hao chuồng trại, điện, nước, công chăm sóc, khấu hao tư liệu sản xuất như hiện nay, trừ chi phí, gia đình lãi trên 2 tỷ đồng/năm.
Giờ đây anh Hưởng đã có trong tay hàng tỷ đồng. Lợi nhuận mỗi ngày anh thu được bằng vài tháng thu nhập của chính anh trước đây. Anh tâm sự: “Trước đây tôi bán rẫy để đầu tư sản xuất, giờ sẽ mua lại để mở trang trại gấp đôi quy mô hiện có. Việc tăng tỷ lệ tự động trong khâu chăm sóc, giảm chi phí nhân công, tăng tần suất một heo nái 2 năm sinh 5 lứa… là điều trang trại đang tập trung làm”.
Gia đình anh đã đầu tư mua 2 chiếc xe tải vận chuyển cám từ nhà máy về và đưa heo đến tận nơi khách hàng yêu cầu. Anh dự kiến cuối năm nay và đầu năm 2011 sẽ nuôi 120 con heo sinh sản và từ 1.000- 1.200 con heo thịt. Trong tương lai, anh đang xúc tiến thành lập HTX chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh và cùng bà con làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.
Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.
Những năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 4%/năm), năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều câu hỏi đang đặt ra trong sản xuất và đang rất cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận.
Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.
Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.