Trang trại mắc ca lớn nhất Nam Tây Nguyên
Nay người nông dân này sở hữu trang trại mắc ca đang cho thu hoạch lớn nhất Nam Tây Nguyên.
Cuối năm 2009, trong một lần lên mạng tìm kiếm thông tin, anh Nguyễn Văn Thạch tình cờ đọc được hiệu quả kinh tế từ cây mắc ca của một nông dân Úc. Khi ấy, ở Lâm Đồng rất ít người biết về loại cây trồng này.
“Thấy đây là loại cây mới, có thể phát triển kinh tế nên tôi đã tìm cách liên hệ với một cơ sở bán giống mua khoảng 1.200 cây mắc ca về trồng trên diện tích 5ha, xen lẫn với cây cà phê. Làm nông thời này mà, phải nhạy cảm với thị trường mới được, đi trước đón đầu thì có lãi cao”-anh Thạch chia sẻ.
Theo anh Thạch, kỹ thuật trồng mắc ca rất đơn giản, cây cách cây, hàng cách hàng 5m, kích thước hố râu rộng là 50cm x 50cm, có thể dùng phân chuồng, phân xanh để trồng.
Khoảng 4 năm sau khi trồng thì mắc ca bắt đầu cho thu hoạch. Tổng giá trị đầu tư cho vườn mắc ca rộng 5ha này vào khoảng 300 triệu.
So với các loại cây khác, mắc ca có khả năng chịu hạn rất cao nên vào mùa khô nhà vườn hầu như không phải lo nước tưới giống như cà phê mà cây vẫn phát triển đều đặn nhờ bộ rễ ăn sâu xuống lòng đất.
Qua 6 năm trồng mắc ca, anh Thạch cũng không thấy loại cây này bị sâu bệnh, không phải dùng thuốc trừ sâu bệnh.
Đặc biệt, trong thời gian chờ mắc ca ra trái, cà phê trồng xen lẫn với loại cây này tại gia đình anh Nguyễn Văn Thạch vẫn cho sản lượng cao, đạt 5 tấn/ha.
Bước sang năm thứ tư, 5ha mắc ca của anh Thạch đã cao tới 5m, và cho thu hoạch lứa quả bói đầu tiên với 2 tấn quả. Năm 2015 này, vườn mắc ca của gia đình anh Thạch cho thu hoạch rộ, năng suất khá cao, anh Thạch bán với giá 140.000 đồng/kg, đạt doanh thu 800 triệu đồng.
Hiện gia đình anh Thạch đang mở rộng thêm 2ha, nâng tổng diện tích mắc ca lên 7ha. Đã có một số người đến đặt vấn đề thu mua quả mắc ca của gia đình anh Thạch nhưng là về ươm thành cây giống chứ chưa có đầu mối thu mua chế biến ổn định. Mà điều này các nhà khoa học đã cảnh báo là không được.
Thời gian gần đây nhiều người dân ở Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng bắt đầu đổ xô trồng mắc ca trong khi vẫn chưa có nhà máy chế biến, chưa có đầu mối tiên thụ một cách ổn định. Nếu trồng tràn lan chắc chắn trong vòng 5 năm tới, việc tiêu thụ mắc ca sẽ gặp khó khăn khi cung vượt quá cầu.
Có thể bạn quan tâm
Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)
Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.
Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường
Hàng năm, cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới