Trang trại gà Huỳnh Thương
Anh Huỳnh Thương chia sẻ, từ khi tốt nghiệp cao đẳng ngành thú y tại Vĩnh Long năm 2013, anh có ý định làm trang trại chăn nuôi nên xin vào thực tập, làm công cho Chi nhánh Công ty TNHH Thức ăn Cargill tại Cà Mau để tìm hiểu quy trình sản xuất cám, cách nuôi, tình hình khống chế dịch bệnh... để tích luỹ kinh nghiệm thực hiện mô hình.
Ðược trang bị lý thuyết từ nhà trường cùng với kinh nghiệm thực tiễn, anh Thương bắt tay xây chuồng, thả nuôi 200 con gà nòi giống Bến Tre.
Sau 4 tháng nuôi thành công, anh tiếp tục mở rộng diện tích chuồng trại, số lượng gà tăng dần. Năm 2015, tổng đàn trên 4.000 con và hiện tại trên 5.000 con.
Ðể giảm khâu trung gian, anh trực tiếp bán gà thương phẩm cho bạn hàng (không qua thương lái) nên giá thành khá cao, từ 80.000 - 90.000 đồng/kg.
Trọng lượng trung bình khi nuôi 3,5 tháng đạt 1,5kg. Lãi trung bình mỗi con 35.000 đồng.
Anh Thương chia sẻ kinh nghiệm: “Quan trọng nhất là tiêm vắc-xin đúng liều, xây dựng chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm cho gà vào ban đêm, ban ngày phải thoáng mát.
Mật độ nuôi vừa phải, khoảng 5 con/m2. Nếu có diện tích đất rộng, nuôi thưa gà sẽ mau lớn hơn”.
Từ hiệu quả trên, người dân trong ấp đến học hỏi và áp dụng theo mô hình này. Ðến nay có trên 20 hộ nuôi, có hộ nuôi với số lượng lên đến 1.000 con.
Nhận thấy nguồn giống mua từ tỉnh trên về chưa đạt hiệu quả cao do quá trình vận chuyển, cùng chất lượng con giống chưa thật sự tốt, với kinh nghiệm của mình, anh Thương đang tuyển chọn gà bố mẹ để tiến hành nhân giống.
"Trước mắt phục vụ cho chính mô hình của mình, sau nữa bán lại cho người dân trong ấp, giúp bà con phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập", anh Thương chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.
Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.
Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.
Là nước nông nghiệp, nhưng VN đang ồ ạt nhập khẩu các loại giống cây trồng, kể cả những giống cây chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất như cà chua, dưa chuột, đậu bắp... Đây là một nghịch lý và tác hại của nó thì hơn ai hết, chúng ta đã quá thấm thía.
Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6.10 VN sẽ được xuất khẩu thêm hai loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Cánh cửa của thị trường khó tính bậc nhất này đã mở cho trái cây VN, nhưng làm thế nào để có thể khai thác tốt cơ hội?