Ông Hòa Nuôi Tôm Không Hòa, Có Lãi
Xã Long Điền Đông thuộc huyện Đông Hải - một huyện nghèo ven biển của tỉnh Bạc Liêu. Vài năm trước đây, nghề nuôi tôm sú ở địa phương gặp nhiều khó khăn vì tôm nuôi mắc bệnh, bị chết nhiều và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình đó, một số người đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá kèo, tôm chân trắng trong vùng nuôi tôm sú bị bệnh ở những vụ trước và đã thu được kết quả khả quan. Một trong số đó là ông Phạm Thái Hòa ở Ấp Bửu 1 của xã.
Ông Hòa bắt đầu nuôi tôm sú đã từ 7 năm trước. Sau 3 năm nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh và thâm canh, ông chuyển sang nuôi cá kèo trong 2 năm 2011 và 2012, mỗi năm đầu tư khoảng 350 triệu đồng nhưng chỉ thu được 50 - 70 triệu đồng tiền lãi.
Nhận thấy lợi nhuận của việc nuôi cá kèo không cao, lại sẵn có một số kinh nghiệm sau những năm nuôi tôm sú nên từ năm 2013, ông bắt đầu nuôi tôm chân trắng - một đối tượng có chu kỳ nuôi ngắn và có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường.
Ông Hòa đã sử dụng quy trình nuôi vi sinh để tạo ra sản phẩm tôm sạch trong 2 ao nuôi với diện tích 4.400 m2. Hệ thống ao của gia đình ông có ao nuôi và ao chứa lắng riêng biệt, nằm gần hệ thống kênh chính nên chủ động được việc cấp thoát nước và đảm bảo chất lượng nguồn nước nuôi tôm.
Trước khi thả tôm giống vào ao nuôi, ông Hòa đã tiến hành cẩn thận các khâu kỹ thuật như cải tạo ao, lấy nước vào ao và gây màu nước cho ao.
Cụ thể, ông đã sên vét đáy ao, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao rồi bón vôi (CaO hoặc CaCO3) cho ao với liều lượng từ 7 tạ đến 1 tấn/ha để làm tăng độ pH của đất. Tiếp đến là phơi ao từ 7 - 10 ngày để diệt mầm bệnh của vụ nuôi trước.
Sau đó, ông lấy nước vào ao qua túi lọc. Khoảng 3 - 5 ngày sau, dùng saponin diệt tạp trong ao với liều lượng 15 - 20 kg/1.000 m3, dùng BKC từ 2 - 3 lít/1.000 m3 để diệt vi khuẩn và virus... Ông Hòa đã sử dụng các chế phẩm vi sinh là sản phẩm có chứa các nhóm vi sinh vật có lợi như Bacillus subtilis, Lactobacillus và các vitamin, các axit amin thiết yếu cho tôm nuôi để gây màu nước; đồng thời theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong ao, đến khi đạt các chỉ số cần thiết như pH 7,5 - 8,5, độ trong 30 - 40 cm, độ kiềm 80 - 120 mg/lít, khí độc
Ông Hòa cho biết, việc lựa chọn tôm giống thả nuôi là khâu rất quan trọng, mang tính quyết định đối với thành quả của cả vụ nuôi. Ông Hòa thường mua tôm giống tại các cơ sở sản xuất giống được cơ quan nhà nước quản lý, không mua tôm giống trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôm giống phải từ cỡ PL10 trở lên, có kích thước đồng đều, đường ruột to, bơi lội nhanh nhẹn. Khi gây sốc bằng độ mặn trong 1 giờ, nếu tỷ lệ tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu. Tôm giống phải được qua xét nghiệm PCR để đảm bảo tôm không mang mầm bệnh, hạn chế được rủi ro trong quá trình nuôi.
Khâu cho tôm ăn và chăm sóc, quản lý ao nuôi tôm được ông Hòa theo dõi chặt chẽ, ghi chép sổ sách cẩn thận hàng ngày. Ông mua thức ăn công nghiệp nuôi tôm từ các đại lý của các công ty sản xuất thức ăn có uy tín, có thương hiệu trên thị trường; cho tôm ăn đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian theo từng giai đoạn nuôi. Trong quá trình nuôi, định kỳ ông Hòa dùng chế phẩm vi sinh và các khoáng chất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành để xử lý môi trường nuôi, đảm bảo chất lượng nước ao nuôi tôm; không dùng hóa chất, kháng sinh bị cấm để tránh những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Việc sử dụng hệ thống quạt nước cho ao nuôi đảm bảo cung cấp đủ ôxy để nuôi tôm với mật độ cao, giúp tôm lớn nhanh và giảm tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi.
Với những kinh nghiệm tích lũy được qua các năm nuôi tôm sú trước đây, từ khi chuyển sang nuôi tôm chân trắng, ông Hòa đã thu được lợi nhuận tương đối khá. Năm 2013 ông đầu tư 650 triệu đồng cho 2 vụ nuôi, sản lượng tôm thu hoạch đạt 8,5 tấn, bán được 1,5 tỷ đồng, lãi 850 triệu đồng sau khi trừ các chi phí sản xuất. Vụ 1 năm nay ông bỏ ra 560 triệu đồng, thu được 7,8 tấn tôm. Do giá tôm năm nay giảm nên ông chỉ bán được 880 triệu đồng, còn lãi 320 triệu đồng. Hiện nay ông đang tiếp tục nuôi vụ 2 và hy vọng giá tôm cuối năm sẽ lên, lãi thu về sẽ nhiều hơn.
Cũng như nhiều hộ khác nuôi tôm ở trong vùng, ông Hòa mong muốn được các cơ quan nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho nuôi tôm và hoàn chỉnh hệ thống điện 3 pha phục vụ việc nuôi tôm thâm canh. Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu và phổ biến nhanh đến người nuôi tôm các biện pháp hiệu quả phòng trị bệnh cho tôm nuôi - nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp, nhằm giúp người nuôi giảm được rủi ro do dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi, góp phần làm tăng hiệu quả của nghề nuôi tôm ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Anh Võ Thành Tấn, 28 tuổi, thôn Suối Đá, xã Phước Tiến, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) trồng dưa hấu đạt hiệu quả kinh tế cao. Đầu tháng 10, gia đình anh Tấn đầu tư 140 triệu đồng trồng 1,4 ha dưa hấu. Nhờ thời tiết năm nay thuận lợi, anh chăm sóc kỹ nên ruộng dưa rất xanh tốt và sai quả.
Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có 500 ha mãng cầu xiêm tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh,….để chuẩn bị cho mâm ngũ quả ngày Tết được như ý muốn, bán được giá cao nhiều bà con trồng mãng cầu xiêm đã xử lý để cây cho trái đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Với giá bán từ 23.000 đồng đến 28.000 đồng/kg, cao hơn so cùng thời điểm năm ngoái - khoảng nửa tháng trở lại đây, “cơn sốt” thanh long ở vụ chong đèn khiến người trồng thanh long rất phấn khởi...
Trồng thanh long trên vùng rú cát là chuyện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Có một người từ thành phố Huế về vùng rú cát Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) để lập trang trại và đã trồng thành công loài thanh long ruột đỏ, đó là anh Ái Hiệp.
Tại huyện Cai Lậy, chị Nguyễn Thị Chi, thương lái chuyên thu mua bưởi da xanh ở xã Tam Bình cho biết, do nhu cầu bưởi da xanh trong dịp tết rất lớn nên giá bưởi trong những ngày tới có thể còn tăng mạnh và đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg.